Ẩm Thực

Hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết của người dân Việt Nam. Với hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, bánh chưng đã trở thành một món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Dưới đây là một số thông tin cơ bản Giavinet chia sẻ về cách gói bánh chưng và những lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. 

Nguồn gốc của bánh chưng

Bánh chưng từ xa xưa đã được coi là một loại lễ vật được sử dụng trong những lễ cúng tế Tiên Vương. Trong khi những người khác sử dụng những sơn hào hải vị từ nhiều nơi để mang đến cúng lễ, một chàng hoàng tử là người con thứ 18 của Vua là Lang Liêu lại được thần nhân mách bảo mang đến 2 món bánh ngon làm từ hạt gạo là bánh chưng bánh giầy. Đây cũng chính là nguồn gốc hình thành của chiếc bánh chưng ngày nay.

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Bánh chưng là loại bánh truyền thống của Việt Nam

Theo thời xa xưa của ông cha ta, bánh chưng là một loại bánh biểu trưng cho đất. Chiếc bánh này có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong thường sử dụng thịt mỡ và đậu xanh. Ở bên ngoài, những hạt gạo nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và mang đi luộc chín là có thể sử dụng được. Vì thế, muôn đời về sau, chiếc bánh chưng vẫn giữ lại được nét đặc trưng theo công thức của ông cha. 

Khi ăn, bánh có 3 lớp riêng biệt, không lẫn lộn là nếp, đỗ và thịt. Một chiếc bánh chưng đạt yêu cầu phải là một chiếc bánh có vỏ dẻo dính, dẻo quyện, thơm hương nếp, đậm đà và có màu xanh. Đỗ xanh có màu vàng óng, mịn và béo. Phần thịt ba chỉ có mỡ trong, thịt chín hồng, khi ăn sẽ tan trong miệng. 

Những món ăn kèm đặc biệt với bánh chưng 

Trong những ngày Tết, bánh chưng chính là một món ăn truyền thống của các gia đình Việt. Thế nhưng, món bánh này lại rất dễ gây ngán cho người ăn. Chính vì vậy, các món ăn kèm cùng bánh chưng sẽ là giải pháp kết hợp đặc biệt giúp món ăn này gia tăng thêm hương vị và chống ngán hiệu quả. 

  • Củ kiệu, dưa món và kim chi: Một miếng bánh chưng được chiên vàng giòn, béo ngậy kết hợp cùng vị chua ngọt của các món ăn kèm sẽ tạo nên một hương vị bùng nổ và thăng hoa trên đầu lưỡi. Vị chua ngọt của củ kiệu, dưa món và kim chi sẽ giúp độ ngấy của bánh chưng giảm đi rất nhiều. Như vậy, khi ăn bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. 
  • Chà bông: Để món bánh thêm đậm đà thì chà bông sẽ là một món ăn kèm mà bạn có thể cân nhắc. Hương vị thơm ngon từ chà bông hòa quyện cùng với bánh chưng rán sẽ khiến cho món ăn này thêm mới lạ và đặc biệt hơn. 
  • Giò lụa: Đây cũng là một món ăn rất quen thuộc trong những ngày Tết Việt Nam. Bánh chưng cùng giò lụa khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên một hương vị đậm đà dân dã. Một miếng bánh chưng chiên giòn cùng một miếng giò lụa thơm ngon sẽ kích thích vị giác, khiến bạn ăn hoài không ngán.

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Gợi ý những món ăn kèm cùng bánh chưng thơm ngon

Trên đây là một số thông tin có liên quan đến cách gói bánh chưng và những món ăn kèm đặc biệt. Hy vọng, với gợi ý về những nguyên liệu, cách làm và cách luộc bánh chưng thơm ngon trên sẽ giúp bạn tự mình chuẩn bị được những chiếc bánh chất lượng nhất cho gia đình. Đừng bỏ qua những món ăn kèm đặc sắc, giúp kích thích hương vị và giảm độ ngấy của món ăn trong ngày tết. 

Hướng dẫn cách gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

  • Serves: 5 người
  • Cooking time: 720 minutes
  • Level: Khó

Nguyên Liệu

  • 16 Lá dong
  • Lạt: 2 – 4 dây tùy vào khuôn bánh
  • 1kg gạo nếp
  • 500g Đỗ xanh
  • 500g thịt ba chỉ
  • Gia vị gồm muối và hạt tiêu

Hướng dẫn nấu

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh chưng không quá phức tạp. Đây đều là những nguyên liệu cơ bản, quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Để gói bánh chưng, đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cơ bản và có 1 số lưu ý kèm theo như:

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Những nguyên liệu cơ bản để gói bánh chưng

  • Lá dong: Nên ưu tiên chọn những lá bánh tẻ, có độ dai thì mới dễ gói. Cứ mỗi bánh sẽ gần 4 lá để gói (số lượng nhân lên tương ứng). Ngâm lá dong vào trong nước cho mềm rồi rửa sạch cả hai mặt và để cho ráo nước. Sau đó, bạn sử dụng khăn sạch để lau khô lá và cắt bớt phần gân để lá mềm và dễ gói hơn. 
  • Lạt dùng để gói bánh là lạt giang, có độ mỏng, mềm và dẻo. Số lạt cần để gói 1 chiếc bánh khoảng 2 – 4 dây tùy vào khuôn bánh. 
  • Gạo nếp: Nên ưu tiên chọn loại nếp có kích thước các hạt đều, mẩy, thơm và dẻo. Nếp cần được ngâm trong ít nhất là 8 tiếng. Sau đó, bạn đãi sạch sạn và để ráo nước trước khi vào công đoạn gói bánh. 
  • Đỗ xanh: Nên chọn loại đỗ xanh hạt tiêu nhỏ, phần ruột vàng thơm ngon. Đỗ xanh mang đi xay vỡ rồi ngâm trong nước khoảng 1 – 2 tiếng rỗi đãi sạch vỏ và nấu chín. Sau đó, bạn nghiền nhỏ đỗ xanh cùng một chút muối để làm phần nhân.
  • Thịt ba chỉ: Cắt thành từng miếng dày 1cm với độ dài vừa đủ rồi ướp với gia vị muối tiêu.

2. Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng khuôn đơn giản

Bước 1: Bạn xếp 4 chiếc lá dong như hình sau, 2 lá ở dưới úp mặt phải xuống còn 2 lá trên thì cho mặt phải ngửa lên. Sau đó, bạn úp ngược khuôn gói bánh lên chính giữa lá. 

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Đặt 4 lớp lá dong chồng lên nhau để chuẩn bị gói bánh

Bước 2: Dùng lá dong để gói chiếc khuôn lại để tạo thành một hình vuông vức. Sau đó, bạn dùng khuôn gỗ to hơn đặt ở bên ngoài rồi mở lá và lấy chiếc khuôn ở bên trong ra. 

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Cho chiếc bánh vừa gói vào trong chiếc khuôn to một cách cẩn thận

Bước 3: Cho lần lượt các nguyên liệu làm bánh chưng đã chuẩn bị trước vào phân khuôn lá gồm 1 bát con gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, đỗ xanh và cuối cùng là gạo. Bạn hãy làm thật cẩn thận để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đều nhau rồi gói lại thật gọn gàng, đảm bảo các góc không bị bung, hở. 

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Cho nguyên liệu vào gói bánh và buộc lạt để cố định

Bước 4: Sau khi gói xong, bạn sử dụng một tay để giữ phần lá và cố định. Tay còn lại gỡ khuôn gỗ bên ngoài ra một cách nhẹ nhàng rồi dùng 4 chiếc lạt buộc bánh thật chặt. Phần lạt còn thừa sẽ được cài vào trong các lớp lạt để bánh được gọn gàng. 

3. Những lưu ý khi nấu bánh chưng

Sau khi đã hoàn tất công đoạn gói bánh chưng và cho ra những thành phẩm vuông vức, đầy đặn thì việc tiếp theo cần làm chính là luộc bánh. Luộc bánh chưng được xem là công đoạn lâu công và quan trọng nhất để hoàn thiện một chiếc bánh thơm, ngon và đẹp mắt:

hướng dẫn gói bánh chưng đơn giản với khuôn gỗ

Luộc bánh chưng cần đủ lửa và bánh luôn ngập nước

  • Đầu tiên, bạn cho những chiếc lá dong thừa cùng cuống lá và sống lá lót dưới đáy nồi để bánh có thêm hương vị và tránh tình trạng đáy nồi bị cháy. Sau đó, bạn xếp bánh thẳng đứng và cho nước vào nồi ngập mặt bánh và cho lên bếp lửa. 
  • Cho bếp ở lửa to đến khi nước sôi thì giảm bớt. Trong quá trình luộc bánh cần đảm bảo bánh luôn ngập nước nên bạn phải chuẩn bị sẵn nước để cho vào khi cần. Cứ khoảng 1 tiếng, bạn lại kiểm tra mực nước ở trong nồi để châm thêm nước. Lưu ý, bạn không nên cho nước lạnh vào khi châm nước cho nồi bánh vì nước lạnh sẽ khiến bánh ở tình trạng nửa chín nửa sống và bị lại gạo sau này. 
  • Bạn nên luộc bánh chưng bằng bếp củi đủ 12 tiếng để đảm bảo bánh chín đều và không bị lại gạo sau này. 
  • Sau khi vớt bánh ra ngoài, bạn xếp bánh thành nhiều lớp rồi tìm một vật nặng để ép hết nước ở trong bánh ra. Bạn nên sử dụng một miếng gỗ phẳng hoặc một chiếc mâm để lên mặt bánh rồi dùng 1 vật nặng khác đè lên trên để ép bánh. 

Đăng bởi: Ngọc Bùi Thị Bích

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก