Kinh Doanh

Kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa cho người mới bắt đầu

Kinh doanh tạp hóa là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều người thực hiện nhất hiện nay. Tuy nhiên, để có thể duy trì và phát triển cửa hàng là điều không hề dễ dàng. Tham khảo ngay chiến lược kinh doanh tạp hóa dưới đây để có thể đạt được thành công.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Chiến lược kinh doanh hàng tạp hóa bao gồm 5 bước cơ bản sau:

1. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Khi bắt đầu kinh doanh tạp hóa hay kinh doanh bất kì một mặt hàng nào đi chăng nữa thì công việc đầu tiên mà người kinh doanh cần làm đó là khảo sát thị trường để xác định được khách hàng mục tiêu. Đối với kinh doanh tạp hóa bạn nên khảo sát thị trường khu vực mà mình định mở cửa hàng thông qua các tiêu chí như: thu nhập, sở thích, nhu cầu sử dụng… để lên kế hoạch nhập hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến đối thủ kinh doanh để có thể tìm cách thu hút khách hàng, đưa ra phương hướng kinh doanh phù hợp nhất. Tạp hóa là lĩnh vực kinh doanh có đối tượng khá phổ biến vì thế việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu không quá khó khăn với người kinh doanh.

kinh doanh tạp hóa, khởi nghiệp, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa cho người mới bắt đầu

Nên nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch nhập hàng

2. Lựa chọn địa điểm

Một trong những việc cần làm để kinh doanh tạp hóa hiệu quả đó là lựa chọn được địa điểm hợp lý, thuận lợi cho khách hàng mua sắm. Một số kinh nghiệm chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa đông khách, thu lợi nhuận cao như

– Nên chọn những vị trí như đông dân cư, gần các chung cư, trường học, tòa nhà văn phòng, trục đường chính, khu vui chơi…nơi có lưu lượng người qua lại đông

– Với diện tích cửa hàng bạn nên chọn có khi đậu xe bên ngoài. Với những mặt bằng đẹp, giá thuê cửa hàng một tháng dao động từ 10 – 20 triệu/tháng cho diện tích 50m2. Những mặt bằng có diện tích càng đẹp, càng gần khu vực trung tâm thì giá thuê càng cao.

– Bạn nên tận dụng nếu sở hữu nhà mặt phố, nhà trong các ngõ, hẻm lớn để làm nơi kinh doanh cửa hàng tạp hóa, việc này giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí so với đi việc đi thuê.

– Ngoài ra, bạn cũng phải phân tích đối thủ như tích tình hình kinh doanh thực tế của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… quanh khu vực bạn sinh sống hoặc đang có ý định thuê mở cửa hàng.

kinh doanh tạp hóa, khởi nghiệp, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa cho người mới bắt đầu

3. Xác định vốn đầu tư vào cửa hàng

Các chi phí mở cửa hàng như tiền thuê nhà, tiền nhập hàng, tiền sửa chữa lắp đặt cửa hàng (kệ để hàng, biển hiệu..) tiền thuê nhân viên, các phần mềm thanh toán, máy in hóa đơn…Tùy theo quy mô diện tích kinh doanh mà chi phí cũng như vốn đầu tư vào cũng khác nhau.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công, thì tổng chi phí của một cửa hàng nhỏ sẽ chứa các hàng hóa như đồ khô, bánh bẹo, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ ăn nhanh…chi phí khoảng 50 – 100 triệu, còn đối với các cửa hàng quy mô lớn thì số tiền sẽ lớn hơn từ 200 tới vài tỷ do lượng hàng hóa nhiều, đầu tư máy móc..

4. Tìm kiếm nguồn hàng

Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa thì bạn có thể nhập ở các đại lý, siêu thị…điều này giúp bạn có thể nhập hầu hết các loại hàng hóa từ một nhà cung cấp mà không cần đi nhiều nơi. Khi bạn nhập hàng tại các siêu thị lớn thì các nhân viên tiếp thị của hãng sẽ tự động liên hệ và đặt vấn đề cung cấp hàng trực tiếp cho bạn. Nếu nhập hàng trực tiếp từ đây bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi, hoa hồng từ nhà cung cấp khi trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí đẹp trong cửa hàng.

Kinh nghiệm cho những người mở cửa hàng tạp hóa nhỏ là khi lấy hàng không ham những ưu đãi khuyến mại mà nhập nhiều hàng, không nên tin tưởng quá vào nhân viên tiếp thị. Một số trường hợp họ muốn đẩy hàng tồn, hàng kém chất lượng một số đối tượng giả danh nhân viên tiếp thị của hãng đi mời bạn nhập hàng. Tốt nhất, hãy yêu cầu họ để lại hàng mẫu để so sánh rồi mới nhập hàng.

kinh doanh tạp hóa, khởi nghiệp, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa cho người mới bắt đầu

Đặc biệt, bạn chú ý lựa chọn nguồn hàng không chỉ có giá tốt nhất mà còn phải đảm bảo chất lượng, mang lại uy tín và hiệu quả kinh doanh.

5. Lên kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng

Vì chỉ cung cấp một lượng khách hàng nhỏ trong khu vực hoặc khách vãng lai nên việc áp dụng các chương trình tiếp thị quảng cáo cao cấp thì lại không phù hợp. Nên bạn có thể áp dụng các cách tiếp thị như sau

– Đặt tên cửa hàng: Nên đặt ngắn gọn, dễ nhớ, gây ấn tượng và thu hút khách hàng

– Thiết kế biển quảng cáo: Bạn có thể đặt làm một chiếc biển/bảng quảng cáo nhỏ đặt ở phía trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng.

– Dịch vụ cửa hàng: Hãy xây dựng thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, khiến họ thường xuyên lui tới cửa hàng của bạn.

– Chiến lược marketing: sử dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, nhận quà tặng, giảm giá…ngoài ra với các cửa hàng tạp hóa tầm trung bạn có thể tham khảo thêm chương tình tích điểm, ưu đãi khách quen, dịch vụ giao hàng tận nhà…

6. Giấy tờ cần có khi mở cửa hàng tạp hóa

Với những cửa hàng tạp hóa nhỏ, để việc kinh doanh thuận lợi thì cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với các cơ quan kinh doanh trong quận, huyện ở nơi mở cửa hàng.

Với các kinh doanh tạp hóa quy mô lớn thì bạn cần xin thêm một vài giấy tờ như giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,…

Sau khi đăng ký kinh doanh, các bạn sẽ được yêu cầu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. 2 loại thế bạn cần phải nộp là thuế môn bài, khoảng 500.000 – 700.000 VND/năm và thuế kinh doanh, dao động từ 300.000 – 500.000 VND/tháng.

7. Mua sắm các thiết bị, dụng cụ cho cửa hàng

kinh doanh tạp hóa, khởi nghiệp, kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa cho người mới bắt đầu

Bạn nên có kế hoạch bố trí, sắp xếp không gian của cửa hàng theo một cách khoa học gồm hệ thống giá kệ/hộc trưng bày, quầy thanh toán,…thông thường thì các kệ hàng sẽ được bố trí dọc bên trong cửa hàng để khách dễ dàng vào mua sắm, tiếp đó là quầy thanh toán nên đặt ở phía ngoài để dễ dàng thanh toán và giám sát tổng quan cửa hàng.

Ngoài ra các loại nước uống như bia nước ngọt, sữa chua thì bạn cần trang bị thêm tủ làm mát, tủ đông..

8. Cách sắp xếp bố trí hàng hóa

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa sẽ cung cấp rất đa dạng sản phẩm về chủng loại mà cửa hàng diện tích lại có hạn. Vậy nên, bạn cần sắp xếp chúng sao cho gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm. Một số nguyên tắc bố trí, sắp xếp gian hàng

– Các sản phẩm như đồ ăn nhanh như nước giản khát, bim bim nên để bên ngoài cửa để khách dễ dàng lấy và thanh toán

– Phân chia quầy hàng như đồ khô, đồ đông lạnh…các sản phẩm thiết yếu, bán chạy cần đặt ở vị trí ngang tầm mắt để khách hàng dễ quan sát và lựa chọn. Các sản phẩm chiếm diện tích lớn như dầu ăn, bột giặt, nước rửa chén bát nên được trưng bày ở phía dưới kệ.

– Ở mỗi quầy cần ghi chú biển tên với giá của sản phẩm. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến hạn sử dụng của các sản phẩm mình đang bán.

9. Thuê nhân viên

Đối với các cửa hàng tạp hóa nhỏ theo hộ gia đình có quy mô nhỏ thì bạn có thể tự mình quản lý và sắp xếp, bán hàng, thanh toán cho khách…nhưng trong trường hợp bạn cần thuê nhân viên thì bạn cần đảm bảo kiểm soát tốt thu chi, lượng hàng hóa trong cửa hàng…tránh việc nhân viên lợi dụng trộm tiền, hàng hóa của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng hệ thống camera hoặc phẩm mềm quản lý để giám sát dễ dàng hơn.

Trên đây là chiến lược kinh doanh tạp hóa thành công cho người mới bắt đầu học kinh doanh mà UNICA gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này bạn sẽ luôn thành công trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

Đăng bởi: Phạm Xuân Tùng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก