Kỹ Năng Phái Mạnh

Sản phẩm miễn phí, doanh thu đến từ đâu?

Một trong những điều quan trọng nhất khi dự định mở 1 doanh nghiệp là cần hiểu rõ về mô hình doanh thu mà công ty mình sẽ kiếm tiền về. Mô hình doanh thu sẽ giúp bạn hiểu được doanh thu đến từ đâu, bằng cách nào, tiền về nhanh hay chậm? Trả lời được điều này đồng nghĩa khả năng thuyết phục nhà đầu tư, cofounder rất cao. Để có ‘Mô hình doanh thu’ phù hợp bạn phải căn cứ theo đặc điểm của thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh hiện có…từ đó lựa chọn cho phù hợp. Trong phạm vi bài viết, xin giới thiệu 5 mô hình doanh thu căn bản mà ai ra mở Doanh nghiệp cũng đều nên biết qua. Nào, ta cùng xem nhé:

kiến thức, kinh doanh, sản phẩm miễn phí, doanh thu đến từ đâu?

Sản phẩm miễn phí, doanh thu đến từ đâu?

1. Sản phẩm/Dịch vụ miễn phí, doanh thu đến từ quảng cáo.

Đây là mô hình phổ biến mà chính Facebook đang sử dụng đây thôi, ta xài face upload đủ thứ mà không tốn đồng nào, nhưng anh em ecommerce thì nạp tiền chạy quảng cáo trên đây khô máu luôn. Mô hình này đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng đối với 1 công ty mới ra đời non trẻ thì không dễ dàng gì, bởi vì bạn phải xây dựng được lượng người dùng tương đối lớn, chấp nhận lợi nhuận thấp trong ngắn hạn và có đủ tiềm lực để phát triển trong thời gian dài. Hùng hay ví ngon là ai đi theo mô hình này là mô hình con nhà giàu.

2. Sản phẩm miễn phí, nhưng phải trả phí dịch vụ

Trong mô hình này, sản phẩm được cho đi miễn phí và khách hàng phải trả tiền cho việc cài đặt, tùy biến theo yêu cầu, đào tạo hướng dẫn sử dụng và các dịch vụ đi kèm …

Ví dụ điển hình là kinh doanh game online khi các gamer phải mua thêm các vật phẩm trong quá trình chơi. Bản chất giống Mô hình kinh doanh dịch vụ trong đó sản phẩm được tính như là một phần của chi phí marketing, buộc phải làm vậy để thu hút. Tưởng tượng chơi game mà bắt trả tiền thì ai chơi nhưng bỏ tiền mua thêm item để phá đảo thì khối game thủ sẵn sàng vung tay móc bóp.

kiến thức, kinh doanh, sản phẩm miễn phí, doanh thu đến từ đâu?

3. Miễn phí giới hạn và gói Cao cấp có phí.

Mô hình này thì các sản phẩm, dịch vụ cơ bản là miễn phí nhưng nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn, nhiều tính năng hơn nữa thì phải trả một khoản phí bổ sung, đắt hay rẻ tùy chiến lược mỗi doanh nghiệp. Ví dụ Skype, mạng xã hội Linkedin, Flickr có thu phí người dùng, hay như các dịch vụ Slack, Trello, Asana,…

Mô hình này cũng đòi hỏi khoản đầu tư lớn để có được số lượng người dùng cần thiết, và phải khiến khách hàng nhận thấy được lợi ích của họ khi sử dụng những dịch vụ cao cấp hơn so với dịch vụ cơ bản.

4. Mô hình cái đuôi dài.

Khởi dự bạn bán một sản phẩm với mức giá thấp và chỉ tập trung truyền thông về nó để thu hút Khách hàng, nhưng doanh thu lớn đổ về lại là từ các sản phẩm bổ sung mà nó đòi hỏi phải có kèm theo, như máy in thì phải có mực in, không là khỏi xài, mỗi tháng xài hết mực lại phải mua mới, doanh thu chủ yếu từ bán được hộp mực in với số lượng lớn dù bề ngoài là bán máy in nhưng cứ khuyên người dùng là nên dùng mực in chính hãng để không hư máy đến chính sách cưỡng ép là dùng mực tái chế là không bảo hành.

kiến thức, kinh doanh, sản phẩm miễn phí, doanh thu đến từ đâu?

5. Mô hình cho thuê sản phẩm

Từ 1 cửa hàng chuyên bán vest và đồ dạ hội, bỗng 1 ngày có người bạn hỏi mượn 1 ngày để đi tiệc, thế là người chủ nảy ra ý là cho thuê thay vì mua đứt bán đoạn. Nguồn thu đến từ phí cho thuê theo nhu cầu mỗi lần sử dụng của Khách hàng.

Và còn nhiều mô hình khác muôn hình vạn trạng đang vận hành trong xã hội, riêng vài năm gần đây rộ lên mô hình kinh tế chia sẽ mạnh mẽ giết chết nhiều mô hình truyền thống.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng

Đăng bởi: Chúc Lâm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก