Kinh Doanh Kinh Nghiệm

Từ A-Z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Cơ hội và thách thức khi mở cửa hàng tạp hóa

Mọi người vẫn luôn tự hỏi: “Khi những siêu thị và cửa hàng tiện lợi xuất hiện ngày càng nhiều thì việc kinh doanh hàng tạp hóa có cơ hội phát triển hay không?”. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi kinh doanh lĩnh vực này.

Thách thức – khó khăn trong việc mở cửa hàng tạp hóa

Nếu nói về thách thức thì việc mở tiệm tạp hóa sẽ bao gồm 5 đầu mục chính mà bạn nên biết trước khi thực hiện, bao gồm:

  • Lượng hàng hóa phải nhập lớn: Cần phải liệt kê các sản phẩm mình sẽ bán và số lượng để không tốn chi phí.
  • Vốn đầu tư bỏ ra lớn: Vì sự đa dạng và yêu cầu phải nhập số lượng lớn ngay từ ban đầu nên số vốn bạn phải chi sẽ lớn.
  • Tìm nguồn nhập hàng với giá thành hợp lý và ưu đãi tốt: Hãy lựa chọn từ 2-3 nguồn nhập hàng trong thời gian đầu để đảm bảo rằng nguồn hàng của bạn luôn ổn định.
  • Đầu tư vào thiết bị quản lý và bán hàng hiện tại: Tập trung đầu tư vào công nghệ quản lý để có thể dễ dàng theo dõi các mặt hàng tồn trong kho.
  • Đối thủ cạnh tranh khó nhằn: Bạn sẽ phải đối đầu với những chuỗi thương hiệu cửa hàng tiện lợi đang có mặt trên thị trường hiện nay.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Nguồn nhập hàng hóa của cửa tiệm tạp hóa

Cơ hội trong việc mở cửa hàng tạp hóa 

Mặc dù có khá nhiều khó khăn trong việc kinh doanh tạp hóa nhưng lĩnh vực này vẫn có cơ hội phát triển có thể kể đến như:

  • Là một hình thức kinh doanh an toàn, dễ dàng thực hiện. 
  • Khách hàng luôn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm mà bạn cung cấp.
  • Có thể mở cửa hàng tạp hóa ở quê và thành thị.
  • Nguồn hàng lựa chọn phong phú, đa dạng.
  • Được hỗ trợ nhiều từ nhà nước. 

Tổng hợp các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất 2022

  • Các thức uống giải khát.
  • Sản phẩm đồ ăn nhanh, tiện lợi
  • Các loại sữa uống, kem, sữa chua
  • Mặt hàng thực phẩm khô
  • Mặt hàng gia vị nấu ăn
  • Sản phẩm dành cho mẹ và bé

Theo thống kê thì 6 mặt hàng này là các mặt hàng tạp hóa bán chạy dù là bạn mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất có sản phẩm mẹ và bé

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa từ A-Z

Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Một số loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng tạp hóa đó là:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Đây là loại văn bản để bạn đăng ký với các cơ quan quản lý về mô hình kinh doanh của mình.
  • Bản sao về thẻ căn cước hay CMND hoặc hộ chiếu còn đang trong thời gian có hiệu lực. 
  • Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Để mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?

Chắc hẳn bạn đang băn khoăn rất nhiều về câu hỏi: “Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?”. Nhìn chung chi phí kinh doanh cửa hàng tạp hóa sẽ bao gồm những khoản như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Khoảng 5-15 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp mặt bằng bạn thuê ở gần chung cư hay những vị trí “đắc địa” thì mức giá sẽ rơi vào khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.
  • Chi phí nhập hàng: Khoản chi phí này sẽ rơi vào khoảng 100-200 triệu đồng. Bạn có thể tự điều chỉnh tùy vào loại hàng hóa mà bạn lựa chọn. 
  • Chi phí mua các trang thiết bị cho cửa hàng: Những thiết bị dành cho cửa hàng tạp hóa sẽ gồm giá kệ đựng đồ, máy tính, máy POS, hệ thống đèn, tủ đông, tủ lạnh,… Khoản chi phí này  bạn có thể sẽ cần phải bỏ ra tầm 60 – 80 triệu đồng.
  • Tiền lương của nhân viên: Một cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ cần từ 1-2 nhân viên. Mức lương dao động trong khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cho mỗi người.
  • Chi phí dự trù khác dành cho quảng cáo, khai trương, xử lý rủi ro,… khoảng 20-30 triệu đồng. 

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Chi phí để mở cửa hàng tạp hóa

Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu?

Sau khi xác định chi phí mở kinh doanh tạp hóa vậy thì câu hỏi tiếp theo sẽ là “Để mở cửa hàng tạp hóa thì lấy hàng ở đâu?” Dưới đây là bao gồm 5 nguồn nhập hàng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Nhập hàng từ các chợ bán buôn

Chợ bán buôn sẽ luôn là địa điểm được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để nhập hàng giá sỉ. Mỗi khu vực chợ bạn sẽ thấy cách trưng bày khác nhau. Hãy đi dạo quanh chợ để tìm ra nhiều nguồn hàng hơn cho cửa hàng của mình. Một vài địa điểm quen thuộc tại Hà Nội – Hồ Chí Minh như: Chợ Đồng Xuân, phố Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm, chợ đầu mối Bình Điền, chợ đầu mối Tân Bình, quận Tân Bình,…

Ở những chợ bán buôn, bạn có thể thoải mái trả giá để được mức giá hợp lý nhất cho mình. Đồng thời hãy thương thảo với người bán về chính sách đổi trả hàng hóa trong trường hợp hàng lỗi, hết hạn,… trước khi đặt hàng.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Chợ Đồng Xuân – Nguồn nhập hàng sỉ uy tín tại Hà Nội

Nhập hàng từ đại lý cung cấp hàng 

Các cửa hàng đại lý cấp 1 luôn có những chính sách tốt dành cho người mua nhiều. Nguồn hàng ở đây cũng rất đa dạng và phong phú nên bạn không phải lo lắng việc thiếu các mẫu sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, phương án nhập hàng này sẽ khiến lợi nhuận của bạn thấp hơn so với việc lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.

Nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm

Những nhà phân phối như Unilever, Vinamilk, Pepsi, Coca Cola,… sẽ là sự lựa chọn thông minh. Bởi đây là những thương hiệu có tiếng, chất lượng hàng hóa được đảm bảo và có chính sách dành cho đại lý tốt. Do đó, bạn có thể cân nhắc phương pháp này để nhập được hàng chất lượng, giá tốt.

Nhập hàng từ nước ngoài

Nếu đã tìm hết các nguồn hàng trong nước, bạn có thể tiếp tục tham khảo một số cách nhập hàng từ nước ngoài online như Alibaba, Taobao, Ebay,… Đây là những website được nhiều người kinh doanh lựa chọn để nhập hàng bởi có độ uy tín cao.

Nhiều chủ shop đánh giá rằng đây là cách nhập hàng rất tiện lợi, giá thành hợp lý và đem lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, việc nhập hàng từ nước ngoài cũng có thể gặp rủi ro hay một số vấn đề như rào cản ngôn ngữ, phí vận chuyển hay giao dịch chưa đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp lựa chọn nhập hàng từ nước ngoài, bạn cần chuẩn bị thật tốt những công việc liên quan và cân nhắc số lượng hàng hóa để tối ưu chi phí vận chuyển.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu chất lượng tốt?

Nhập hàng từ Sales

Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu? Hãy là người chủ động đi tìm các Sales thông qua việc hỏi bạn bè, trang mạng online hay từ những Sales đang cung cấp mặt hàng khác cho bạn.

Bởi các sales thường sẽ có những mối quan hệ rộng và quen biết nhiều. Từ đó bạn có thể liên lạc tới những nhà cung cấp sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân phối tất cả các mặt hàng, vậy nên bạn sẽ cần phải hỏi thật kỹ về mặt hàng mà họ cung cấp.

Nghiên cứu thị trường trước khi mở bán

Trước khi kinh doanh bất cứ một lĩnh vực gì, việc đầu tiên cần làm là nghiên cứu thị trường. Bạn cần phải hiểu về những vấn đề sau:

  • Đâu là mặt hàng, thương hiệu được ưa chuộng tại thời điểm kinh doanh?
  • Thị hiếu và nhu cầu của khách hàng đối với các cửa hàng tạp hóa là gì? 
  • Mức thu nhập, khả năng chi trả của khách hàng đối với các sản phẩm như thế nào?

Hãy để ý những người “hàng xóm” của bạn bán gì? Giá cả các loại sản phẩm mà cửa hàng khác bán ra sao? Lợi nhuận mà họ đạt được là bao nhiêu?,… Đặc biệt hãy xem đối thủ của bạn thiếu mặt hàng gì mà khách hàng có nhu cầu cao để nhập về cửa hàng mình sản phẩm đó.

Lựa chọn vị trí cửa hàng

Điểm đặc biệt của cửa hàng tạp hóa đó là nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu, sử dụng trong đời sống hàng ngày. Do vậy địa điểm cửa hàng của bạn phải là những nơi có đông dân cư và nằm xa các cửa hàng khác.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn và chi phí ra sao?

Tính toán rủi ro

Không có lĩnh vực kinh doanh nào mà không có rủi ro. Riêng với kinh doanh tạp hóa rất dễ gặp phải tình trạng tồn kho, hàng hết hạn, nhập hàng chậm… Bạn cần nhìn trước những rủi ro để chuẩn bị thật tốt các kế hoạch giải quyết.

Đặc biệt đừng nhận hàng quá nhiều trong khi chưa biết có thể tiêu thụ loại hàng hóa đó được hay không, như vậy bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng tồn kho. Khi có tiếp thị của các công ty sản xuất đến mời chào, bạn hãy yêu cầu để lại hàng mẫu, tìm kiếm về thông tin thương hiệu rồi hẵng đưa ra quyết định. Trong trường hợp nhập hàng, bước đầu tiên hãy chỉ nhập số lượng vừa đủ để xem thị hiếu khách hàng. Yêu cầu hóa đơn cho đơn hàng.

Mua sắm các thiết bị cần thiết

Với một cửa hàng bán đồ tạp hóa thì cần trang bị những trang thiết bị cơ bản như sau:

  • Tủ và kệ để trưng bày sản phẩm
  • Các loại tủ giữ lạnh, cấp đông
  • Quầy thanh toán
  • Các thiết bị máy móc, đèn chiếu sáng và camera giám sát.

Để tạo ra sự khác biệt thì không gian thiết kế cửa hàng của bạn phải thật sự mới lạ, đi theo sự tối giản nhưng vẫn phải logic. Các kệ phải bố trí hợp lý dọc bên trong cửa hàng để khách hàng có thể dễ dàng tìm đồ. Quầy thu ngân đặt bên ngoài để tạo sự thuận tiện cho việc thanh toán.

kinh nghiệm, kinh doanh, từ a-z kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất

Mua sắm thiết bị cho cửa hàng tạp hóa

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa mới nhất mà bạn cần biết. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể có thêm nhiều mẹo hữu ích để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.

FAQ

Khi kinh doanh tạp hóa có cần kế hoạch quảng bá không?

Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc tạo ra các trang mạng xã hội để quảng bá hình ảnh cửa hàng của mình là rất cần thiết. Kế hoạch này sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng, gia tăng doanh thu. Một số phương pháp bạn có thể triển khai là:

  • Lập Fanpage/Website cho cửa hàng tạp hóa và cập nhật các thông tin, chương trình ưu đãi cho khách hàng.
  • Đăng tin lên những hội nhóm và nhờ bạn bè chia sẻ thông tin.
  • Tạo các shop tạp hóa online trên sàn thương mại điện tử.

Trưng bày hàng hóa tại cửa hàng như thế nào để hiệu quả nhất? 

Với sự đa dạng sản phẩm thì việc trưng bày hàng hóa tại cửa hàng cũng tương đối khó. Nhưng vẫn có giải pháp để tối ưu hóa không gian như sau:

  • Bày các sản phẩm bán chạy ở nơi dễ nhìn thấy nhất.
  • Những sản phẩm ăn nhanh như bim bim, bánh mì, nước giải khát nên bày cạnh quầy thu ngân để dễ lấy và thanh toán cho khách.
  • Phân chia các sản phẩm theo quầy hàng: Gia vị, Bánh kẹo, sữa, chăm sóc cá nhân,…
  • Các sản phẩm có dung tích lớn thì nên để kệ dưới cùng.
  • Cần phải có bảng tên, giá bán ở mỗi quầy hàng và sản phẩm.

Đăng bởi: Lê Thùy Trang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก