Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Tính cách thương hiệu là gì? Các bước xây dựng tính cách thương hiệu 

Thương hiệu phải có “linh hồn” và “tính cách” riêng thì khách hàng mới ghi nhớ một cách ấn tượng. Trong đó, tính cách thương hiệu đóng vai trò cốt lõi. Những thương hiệu có tên tuổi lớn luôn có một tính cách nổi trội hơn so với các thương hiệu bình dân. Vậy, tính cách thương hiệu là gì? Hãy cùng UNICA giải đáp thắc mắc này nhé!

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là tập hợp các điểm nổi bật nhất của một thương hiệu cụ thể. Nó xuất hiện khi người tiêu dùng sử dụng những từ ngữ mang tính chu đáo, hài hước, độc đáo, thẳng thắn, không trung thực, nổi loạn,… để gắn cho thương hiệu.

Các công ty có thể xây dựng được sự khác biệt và lợi thế riêng khi cạnh tranh qua tính cách thương hiệu. Tùy thuộc vào mức độ mạnh mẽ trong tính cách mà giá trị tạo ra sẽ khác nhau.

tính cách thương hiệu, thương hiệu, vai trò của thương hiệu, khởi nghiệp, kinh doanh, tính cách thương hiệu là gì? các bước xây dựng tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu rất quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu

Thực tế, tính cách thương hiệu và hình ảnh thương hiệu không giống nhau. Hình ảnh thương hiệu bao gồm các đặc điểm hữu hình và thực tế, còn tính cách thương hiệu phụ thuộc vào các liên kết cảm xúc của thương hiệu.

Tại sao phải xây dựng tính cách thương hiệu?

Cũng giống như quan hệ giữa người với người, quan hệ thương hiệu với khách hàng tốt sẽ tạo nên được những giá trị bền vững. Theo đó việc tạo nên những khách hàng tiềm năng, lâu dài được hay không phụ vào vào cảm xúc của khách hàng với thương hiệu đó. Tính cách thương hiệu không chỉ là cảm xúc của khách hàng mà còn là “thể xác” và “tâm hồn” của thương hiệu.

Xác định tính cách thương hiệu

Để xác định tính cách thương hiệu của một công ty có rất nhiều phương pháp. Do đó, bạn nên tìm cho mình những cách tiếp cận khác nhau nhằm vẽ lên tính cách thương hiệu chuẩn xác nhất. Sau đây là một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất của môi trường doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 1: Tìm hiểu thị trường

Đối thủ: Bạn hãy tìm hiểu xem thương hiệu đối thủ của bạn đang ở vị trí nào? Họ định vị thương hiệu ra sao? Thương hiệu đó có gì nổi bật? Tính cách thương hiệu của họ có gì khác biệt? Yếu tố thành công của doanh nghiệp là gì?

Khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, cảm xúc, sở thích, tính cách của khách hàng. Mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp là gì? Họ muốn điều gì? Thích gì? Họ thuộc độ tuổi nào, tầng lớp trẻ hay trung niên… Qua đó, bạn có thể xây dựng bộ chân dung về khách hàng mục tiêu.

Xu hướng thị trường: Bạn hãy cập nhật tình hình xu hướng thị trường hiện nay xem có những xu hướng nào đang nổi trội, đồng thời dự kiến các xu hướng có thể diễn ra trong thời gian tới. Sau khi bạn đã nắm rõ những điều đó, bạn có thể mô tả được tính cách khách hàng.

Bước 2: Định vị thương hiệu

Một doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn thì bước định vị thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Định vị thương hiệu chính là bước đi để xác định được tầm nhìn, logo, slogan, sứ mệnh, những bộ phận nhận diện thông hiệu… Vì thế, để đi đúng hướng, doanh nghiệp nên cần hiểu rõ được chính bản thân mình bên cạnh việc hiểu rõ môi trường bên ngoài. Để thể hiện được tính cách, cần phải xác định rõ những giá trị cốt lõi, những đặc điểm lý tưởng của thương hiệu.

Bước 3: Chọn từ ngữ đặc tả

Để có thể lựa chọn tính cách thương hiệu hoàn hảo nhất bạn có thể dựa trên sự kết hợp nét tính cách đặc trưng của nhóm khách hàng mục tiêu khi nghiên cứu thị trường tới định vị thương hiệu. Kết hợp với những nét đặc trưng với thương hiệu để chọn các từ ngữ miêu tả chính xác nhất.

tính cách thương hiệu, thương hiệu, vai trò của thương hiệu, khởi nghiệp, kinh doanh, tính cách thương hiệu là gì? các bước xây dựng tính cách thương hiệu

Để tạo được thương hiệu tốt, cần phải chọn từ ngữ đặc tả được  tính cách thương hiệu

Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách

Bạn chỉ nên chọn tính cách phù hợp nhất với thương hiệu của mình, loại bỏ những tính cách không phù hợp để xây dựng những tiêu chuẩn dựa trên đặc điểm lý tưởng của thương hiệu, sự khác biệt và có khả năng biểu đạt. Bên cạnh đó, bạn không nên để cảm xúc cá nhân can thiệp vào việc lựa chọn tính cách.

Bước 5: Phối hợp tính cách thương hiệu

Thông thương, tính cách thương hiệu thường có hai hoặc ba nét tính cách khác nhau. Bạn nên phối hợp hài hòa để các tính cách có thể bổ trợ cho nhau. Ngoài ra, với những tính cách phù hợp ở bước 4, bạn có thể thử kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên một sản phẩm độc đáo.

Xây dựng thương hiệu là một bước đi quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu hiện đại. Nếu bạn đi sai hướng sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong tiến trình phát triển. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cách xây dựng hình ảnh cá nhân phù hợp và hiệu quả, nâng cao giá trị thương hiệu cá nhân và phát triển doanh nghiệp.

Đăng bởi: Ánh Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก