Kỹ Năng Phái Mạnh

Báo giấy, báo mạng, và chuyện đọc gì mỗi ngày

Thời chưa có mạng xã hội, sạp báo đầu phố là địa chỉ lan truyền thông tin mỗi sáng đầu ngày. Những hôm có thời sự hot, có trận đấu bóng đá hot ra muộn chút là các đầu báo nổi tiếng hết veo trong chốc lát. Dãy sạp báo lâu đời phố Hàng Trống hôm trước có ghé qua. Thật là đìu hiu.

báo chí, kiến thức, kinh doanh, truyền thông, báo giấy, báo mạng, và chuyện đọc gì mỗi ngày

Báo giấy đóng cửa vì không còn độc giả.

Báo giấy đóng cửa nhiều vì không còn độc giả. Ngay cả kẻ nghiện báo buổi sáng như mình vài năm gần đây không mua tờ nào khác nữa. Tối qua Man United vùi dập anh hàng xóm 2-0. Như hồi xưa kiểu gì mình cũng mua cả 2 tờ thể thao là báo Bóng Đá & tờ TTVH để đọc cho nó sướng. Không phải đọc tin, mà đọc các bài viết bình luận chuyên sâu. Thú vui tao nhã sáng sớm đó giờ chỉ còn dĩ vãng. Văn hoá đọc giờ khác, cách làm báo giờ cũng khác, vì cuộc sống thay đổi đã khác.

Việc giữ chân người đọc trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đầu tư nội dung hay, ai cũng nói vậy. Nhưng làm như thế nào?

Kinh doanh báo chí, cũng như mọi ngành kinh doanh khác, đầu tiên là phải xác định mô hình kinh doanh rõ ràng. Khi chưa rõ mô hình kinh doanh, chiến lược sản phẩm (với báo chí ở đây là tập trung mảng content nào) hay bài toán về định vị thương hiệu (xác định phân khúc, khách hàng mục tiêu và giá trị cốt lõi, linh hồn của một thương hiệu) trở nên mong manh không có nền tảng gốc rễ.

Dựa trên độc giả trả phí dài hạn là trọng tâm số một – tờ báo nổi tiếng New York Time đã ghi rõ như vậy trong tuyên ngôn về chiến lược cạnh tranh của họ. Và thực sự tập trung vào độc giả trả phí đã tạo ra sự khác biệt vô cùng quan trọng giữa The New York Times và rất nhiều cơ quan báo chí khác. Trong thời đại mạng xã hội đang lấn át, có người đọc đã là may. Còn đây New York Times còn dấn thêm một bước: trả tiền mới được đọc bài hay. Và họ đang thành công.

Số liệu cho thấy với gần 3.6 triệu thuê bao vào Quý I/2019, The New York Times là một trong những tờ báo hiếm hoi trên thế giới đang kiếm tiền từ độc giả nhiều hơn doanh thu quảng cáo.

“Trong thế giới tin tức lan nhanh chóng mặt trên các mạng xã hội như Twitter và Facebook như hiện nay, chúng ta cần cho độc giả biết rằng chúng ta đặc biệt. Câu chuyện của chúng ta giá trị”.  Theo tổng Biên tập của bộ phận New York Times ở nước ngoài (NYT Global) Lydia Polgreen.

báo chí, kiến thức, kinh doanh, truyền thông, báo giấy, báo mạng, và chuyện đọc gì mỗi ngày

Xin giới thiệu bài biết khá hay dưới đây lý giải tại sao tờ báo này thành công.

Ông Lydia Polgreen cho rằng The New York Times làm được như vậy là nhờ nhắm mục tiêu vào những độc giả yêu thích những cơ quan báo chí độc lập. Việc duy trì sự gắn kết với những độc giả trung thành nhất trở thành “trái tim” của chiến lược đưa tin và kinh doanh. Cung cấp đều đặn cho “người tiêu dùng tin tức” hay độc giả những thông tin hấp dẫn, hữu ích và cả những tin tức mà họ không thể tìm được ở bất cứ đâu là chìa khóa thành công của The New York Times.

Đó là lý do tại sao gần đây The New York Times đã xuất bản một bài báo dài tới 21.000 chữ về việc một người phụ nữa sống chung với bệnh mất trí nhớ Alzheimer bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Tác giả bài viết là N.R. Kleinfield hay còn được gọi Sonny. Sonny không phải là một trong những tài năng trẻ mới được thuê gần đây mà là một tay viết lão luyện. Ông gia nhập The New York Times từ năm 1977.

Sonny đã dành 20 tháng để tìm hiểu một người phụ nữ tên là Geri Taylor, ghi lại những trải nghiệm của cô khi mới biết mình mắc bệnh Alzheimer và khoảng thời gian sau đó. Bài viết ngay lập tức có được lượng đọc khổng lồ.

Hơn một nửa độc giả đọc câu chuyện của Sonny trên điện thoại di động. Việc này giúp họ có thể theo dõi miệt mài câu chuyện nhiều cảm xúc này mà không cảm thấy bị mất quá nhiều thời gian.

Nhiều độc giả, đặc biệt là những người có người thân đang bị Alzheimer, đã để lại những bình luận hết sức xúc động. Nhiều người còn bình luận về bài viết trên Facebook, từ đó thu hút được nhiều người đến với bài báo hơn. Riêng bài báo này đã kéo về một số tiền quảng cáo khổng lồ cho The New York Times.

Facebook bán quảng cáo nhờ những bài viết của các tờ báo. Nhiều tờ báo cho rằng họ đã bị Facebook cướp mất tiền quảng cáo. Tuy nhiên, ông Polgreen lại có suy nghĩ khác. Ông cho rằng, thay vì than vãn, các tờ báo hãy tìm cách làm chủ thế giới mới. Facebook là một thực tế của cuộc sống hiện đại và nó sẽ không biến mất. Đối với các tổ chức truyền thông thông minh, biết tạo ra nội dung thật sự độc đáo, Facebook sẽ là một nền tảng rất có giá trị, hỗ trợ lan tỏa những nội dung độc đáo đó tới độc giả.

Khi NYT Global tạo ra phiên bản New York Times en Español, họ đã sử dụng Facebook để sàng lọc hàng triệu người nói tiếng Tây Ban Nha và tìm ra những người có khả năng nhất sẽ quan tâm đến những tin tức độc đáo và chất lượng cao mà The New York Times sản xuất mỗi ngày.

Ông Polgreen cho hay: “Chúng tôi sử dụng Facebook để đưa các bài báo đến với các độc giả tiềm năng, để thu hút độc giả đăng ký nhận bản tin tiếng Tây Ban Nha của chúng tôi hay truy cập vào trang để đọc báo. Facebook đã giúp chúng tôi tìm ra những độc giả trung thành.

Ông nói tiếp: “Bên cạnh đó, sự xuất hiện của điện thoại thông minh (smarphone) và tốc độ internet ngày càng nhanh đã khiến thói quen đọc tin thay đổi, cho chúng tôi cơ hội giới thiệu mình với một thế giới đọc giả hoàn toàn mới”. Theo ông, các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, cho phép The New York Times hướng tới những người có khả năng muốn trả tiền nhất để đọc tin tức.

Ông Polgreen cho rằng, đúng là Facebook đang cố để giữ người dùng sử dụng nền tảng của mình lâu nhất có thể thông qua các tính năng như Instant Articles, giúp đọc báo ngay trên Facebook. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra những bài báo khiến độc giả quay trở lại đọc The New York Times”.

Theo ông Polgreen, The New York Times đang tập trung mạnh mẽ vào nhiệm vụ cốt lõi là đưa tin độc đáo.

Công ty này nhỏ hơn so với một thập kỉ trước, nhưng lại có đội ngũ phóng viên lớn hơn bao giờ hết với 1300 phóng viên. The New York Times cũng nỗ lực hơn trong việc “bao phủ” các tin tức thế giới với 75 phóng viên trên toàn thế giới, làm việc ở 30 văn phòng quốc tế.
Với các văn phòng ở Hong Kong, London, New York và nhiều nơi khác, The New York Times đang nhắm mục tiêu trở thành một tổ chức tin tức toàn cầu thực sự, bao trùm tất cả các múi giờ để phục vụ độc giả những tin tức quan trọng nhất ở bất cứ nơi nào họ đang sinh sống.

Ông Polgreen kết luận: “Trong thế giới tin tức lan nhanh chóng mặt trên các mạng xã hội như Twitter và Facebook như hiện nay, chúng ta cần cho độc giả biết rằng chúng ta đặc biệt. Câu chuyện của chúng ta giá trị”.

Đăng bởi: Thúy Quản

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก