Kỹ Năng Phái Mạnh

Thất bại không phải là bà mẹ tốt nhất của thành công

Maybe Failure Isn’t the Best Teacher

Văn hóa chúng ta dậy chúng ta phải rút kinh nghiệm từ thất bại. Những nhân vật thành công, khi suy ngẫm về đời mình, khuyên chúng ta “đừng sợ thất bại” – fail forward. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Lauren và Ayelet lại cho thấy điều ngược lại – thất bại làm ảnh hưởng tới việc học và sự nghiệp.

kinh doanh, kỹ năng, lối sống, thất bại không phải là bà mẹ tốt nhất của thành công

Thất bại không hẳn là bà mẹ tốt nhất của thành công

Lauren Eskreis-Winkler và Ayelet Fishbach, trường quản trị kinh doanh Booth tại Đại học Chicago đưa ra một bài kiểm tra rất khó, yêu cầu sinh viên chọn 1 câu trả lời đúng trong số 2 câu trả lời xem ra đều rất đúng cho mỗi câu hỏi. Sau đó, 1 nửa số sinh viên sẽ được nhận đánh giá về những câu họ làm đúng (success feedback) và số còn lại được nhận đánh giá về những câu họ trả lời sai (failure feedback). Mặc dù tất cả đều nhận được đầy đủ thông tin về các câu trả lời đúng, nhưng trong lần kiểm tra tiếp theo, các sinh viên đã được nhận xét về các câu trả lời đúng đều trả lời đúng cho các câu hỏi đó, trong khi các sinh viên nhận được nhận xét về các câu trả lời sai hầu như vẫn trả lời sai, thậm chí là gần như sai toàn bộ số câu hỏi mà họ đã trả lời sai trước đó (dù đã được nhận xét tại sao họ đã trả lời sai). Kết luận: có lẽ thất bại không hẳn là bà mẹ tốt nhất (của thành công)!

Văn hóa chúng ta dậy chúng ta phải rút kinh nghiệm từ thất bại. Những nhân vật thành công, khi suy ngẫm về đời mình, khuyên chúng ta “đừng sợ thất bại” – fail forward. Trong bài phát biểu gần đây tại 1 lễ tốt nghiệp của sinh viên, chánh án tòa án tối cao Hoa Kỳ, John Roberts đã chúc các bạn sinh viên “không may mắn” (bad luck) với hàm ý họ sẽ có cái để mà rút kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Lauren và Ayelet lại cho thấy điều ngược lại — thất bại làm ảnh hưởng tới việc học.

Khi thất bại, chúng ta cảm thấy bị đe dọa và không còn quan tâm tới những điều người khác nói. Đây là điều rất ngạc nhiên. Có rất nhiều trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống khiến chúng ta phải chú ý. Lần tới, khi bạn lái xe ngang qua 1 tai nạn trên cao tốc, bạn hãy thử cố bỏ qua thảm cảnh đó xem sao (vì chắc chắn bạn sẽ nhìn). Nhưng khi nó là thất bại của cá nhân mình, chúng ta lại thường lờ đi để bảo vệ cái tôi của mình, và kết quả là chúng ta không học được gì từ thất bại đó, trừ phi chúng ta là người có động lực rất lớn.

Con người có xu hướng lờ đi thất bại vì thấy vẫn an toàn khi bỏ qua thất bại. Việc chúng ta không biết câu trả lời đúng cho các câu hỏi “Dịch vụ khách hàng kém làm các doanh nghiệp Mỹ mất bao nhiêu tiền?” hay “Biểu tượng gì trong văn tự cổ này mang ý nghĩa là 1 con vật gì?” không quá quan trọng với chúng ta.

Ngược lại, khi thất bại quá lớn khiến chúng ta không thể bỏ qua mà không thấy bất an, chúng ta sẽ biết lắng nghe nhiều hơn và vì vậy học được nhiều điều hơn. Trong tâm lý học có thuật ngữ aversion learning (kiểu như thuốc đắng dã tật). Ví dụ, khi chúng ta cho chuột bạch nếm thuốc độc, nó sẽ bị shock, hoặc trải nghiệm những “thất bại” đau đớn. Phải tới 1 ngưỡng nào đó chúng ta mới học được từ thất bại của mình.

Vậy ngưỡng đó là gì? Rất tiếc chúng ta chỉ có câu trả lời không thỏa đáng là: điều đó còn tùy. Ngưỡng đó nằm đâu đó giữa việc trả lời sai 1 câu hỏi thi kiểu tự chọn với nếm thuốc độc.

Hai tác giả cũng nghiên cứu xem việc đưa ra 1 khoản tiền thưởng lớn có giúp mọi người học được từ thất bại. Hoặc liệu nếu điều chỉnh khiến cho bài kiểm tra mang nội dung xã hội nhiều hơn (do con người có xu hướng cởi mở hơn với các thông tin xã hội) có giúp cải thiện kết quả bài kiểm tra?. Ví dụ, họ hỏi những câu dạng như “cặp nào trong số 2 cặp năm nữ nổi tiếng này đã đính hôn?” Nhưng cả hai việc này đều không tác động gì tới kết quả.

Vậy phải chăng tất cả chúng ta đều vật lộn với việc rút kinh nghiệm từ thất bại của mình? Công trình nghiên cứu của Lauren và Ayelet cho thấy nhìn chung con người học được ít hơn từ thất bại so với từ thành công. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào từng cá nhân. Một công trình nghiên cứu trước đây của Ayelet cho thấy trình độ chuyên môn (expertise) của mỗi người có thể đóng 1 vai trò nhất định. Các chuyên gia (experts) cho thấy họ có khả năng đối phó với thất bại tốt hơn so với các tay ngang. Khi chúng ta đã có nhiều thành công giắt lưng rồi, có lẽ 1 thất bại nào đó sẽ không mang tính chất đáng sợ lắm so với người chưa thành công gì.

kinh doanh, kỹ năng, lối sống, thất bại không phải là bà mẹ tốt nhất của thành công

Vậy có cách gì giúp chúng ta cảm thấy cái tôi của mình bớt bị đe dọa và vì vậy sẽ học được nhiều hơn từ thất bại?

Điều thú vị ở đây lại là con người có thể học được từ sai lầm của người khác. Trong nghiên cứu của mình, Lauren và Ayelet cho các thí sinh xem bài làm và được nghe đánh giá về kết quả làm bài của các thí sinh khác. Kết quả cho thấy các thí sinh có thể cảm thấy cái tôi bị đe dọa bởi thất bại của chính cá nhân mình và vì vậy lờ bỏ đi thất bại đó nhưng lại không có vấn đề gì đối với việc chú ý tới và rút kinh nghiệm từ thất bại của người khác.

Các nhà quản lý doanh nghiệp nên rút ra bài học gì từ thực tế này? Nên đặt nhân viên của mình vào những tình huống khiến nhân viên ít bị thất bại hơn hay sẽ giúp nhân viên thay đổi nhận thức giúp họ có thể học từ các thất bại của chính mình?

Điều này tùy thuộc vào việc chúng ta có bao nhiêu thời gian. Nếu chúng ta muốn kết quả tức thời, hãy chọn cách dễ dàng. Con người chú tâm tới thành công của mình và học được từ đó. Do vậy, chúng ta nên cân nhắc tới việc thu hút sự quan tâm và chú ý của nhân viên tới những việc họ đang làm tốt và củng cố điều này. Hoặc phản hồi với nhân viên theo cách giúp nâng cái tôi của họ lên thay vì làm cái tôi của họ bị suy sụp.

Nếu không vội và không cần kết quả tức thời, chúng ta có thể chọn phương án thay đổi một cách hệ thống: chúng ta có thể thay đổi nhận thức của nhân viên, tái chỉnh văn hóa của tổ chức, hoặc điều chỉnh bản chất của các nhiệm vụ/thử thách giao cho nhân viên giúp họ sẵn lòng lắng nghe và học được từ thất bại.

Đăng bởi: Trí Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก