Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ A - Z

Các bước xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ A – Z là bổ cẩm nang bạn cần biết nếu doanh nghiệp của bạn có định hướng triển khai chương trình đào tạo này.

Một trong những cách có tác động mạnh mẽ nhất đến việc cải thiện hiệu suất của nhân viên là chương trình mentor ship có sắp xếp. Nếu doanh nghiệp của bạn bắt đầu các chương trình từ con số 0 thì những kiến thức chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây là điều bạn không thể bỏ qua.

1. Chương trình mentorship là gì?

Mentorship là một mối quan hệ trong đó một người có hiểu biết và giàu kinh nghiệm hơn (mentor) sẽ hướng dẫn một người còn non kém hơn (mentee). Mentor có thể lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn mentee, nhưng nhất định phải đủ “tầm” ở một lĩnh vực chuyên môn nhất định.

Dù bạn đang ở đâu trên quy trình xây dựng chương trình mentorship, luôn có cách để điều hướng tình hình thực tế sao cho khớp với chương trình.

xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp, , khởi nghiệp, kinh doanh, xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ a - z

Chương trình mentorship mang lại nghiều lợi ích trong doanh nghiệp

2. Lợi ích của chương trình mentorship trong doanh nghiệp

Một chương trình mentorship hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên:

– Phát triển đội ngũ nhà quản lý và lãnh đạo tương lai.

– Hỗ trợ sự phát triển cá nhân và lộ trình công danh.

– Giữ gìn và phát huy các kiến ​​thức quan trọng trong tổ chức.

– Cải thiện sự gắn kết và tinh thần nơi làm việc.

– Tăng cường giữ chân nhân viên.

– Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một thị trường đầy biến động.

Phân loại Mentorship

– Nhiều người cố vấn: nghĩa là có nhiều người cố vấn cho một người học, việc có nhiều cố vấn có thể mở rộng kiến thức cho người học bởi những người cố vấn khác nhau sẽ có những điểm mạnh khác nhau.

– Người cố vấn nghề nghiệp hoặc thương mại: là người hiện đang làm trong lĩnh vực thương mại học nghề nghiệp mà người học đang tham gia, họ biết được những xu hướng, thay đổi quan trọng và những xu hướng mới hướng tới để đi trước đón đầu trong sự nghiệp.

– Người cố vấn trong ngành: những người này không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn có cái nhìn sâu sắc về toàn bộ ngành.

– Người cố vấn tổ chức: người hiểu biết về các giá trị, chiến lược và các sản phẩm trong tổ chứ khi nào chúng thay đổi là điều quan trọng.

– Người cố vấn về quy trình làm việc: người cố vấn có thể giải thích chi tiết của dự án và loại bỏ những thứ không cần thiết trong ngày làm việc của mentor. Người cố vấn này giúp bạn hoàn thiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Cố vấn công nghệ: Công nghệ đã được cải tiến nhanh chóng và trở thành một phần của các giao dịch hàng ngày trong các công ty. Một người cố vấn về công nghệ có thể trợ giúp về các lỗi kỹ thuật, tư vấn về các hệ thống để người học có thể hoạt động tốt hơn những gì đang sử dụng.

2. Xây dựng chương trình mentorship từ A – Z

Bước 1: Xây dựng nền tảng cơ bản cho chương trình

Trước khi khởi động chương trình mentorship, doanh nghiệp của bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố: loại hình, đối tượng thời gian, ngân sách,…

a. Loại hình mentoring

Tùy thuộc vào số lượng nhân viên, mục đích cụ thể của chương trình mà doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức mentoring cho phù hợp. Hiện nay có các loại hình phổ biến như: mentor một – một hoặc mentor theo nhóm.

Đối với một dự án cụ thể, doanh nghiệp có thể mời chuyên gia để tư vấn và đưa ra giải pháp chuyên môn. Thậm chí, bạn cũng có thể áp dụng mentor ngược để nhân viên cung cấp những thông tin cần thiết cho cấp trên.

b. Bắt buộc hay không bắt buộc

Chương trình mentorship của bắt buộc hay không bắt buộc có những ưu nhược điểm riêng. Chương trình bắt buộc luôn đi kèm với quy chuẩn, chính sách và trách nhiệm nhưng lại khiến nhân viên cảm thấy bị ép buộc. Bên cạnh đó, chương trình không bắt buộc sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên nhân viên sẽ không thực sự có trách nhiệm với chương trình.

c. Đối tượng tham gia

Chương trình mentorship có thể được áp dụng cho tất cả nhân sự của doanh nghiệp. Nếu một bộ phận trong công ty mở rộng đội ngũ cũng hoàn toàn có thể áp dụng chương trình này.

xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp, , khởi nghiệp, kinh doanh, xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ a - z

Xây dựng nền tảng cơ bản cho chương trình mentorship

d. Thời điểm triển khai chương trình

Doanh nghiệp nên có kế hoạch để có thời gian triển khai chương trình cụ thể. Thêm vào đó người tham gia có thể sắp xếp công việc, chuẩn bị tâm lý, kiến thức, tài liệu,…

Bước 2: Lựa chọn ghép mentor và mentee

Việc ghép cặp hoặc ghép nhóm là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp. Việc tiến hành ghép cặp, ghép nhóm dựa vào kỳ vọng, năng lực và phong cách của các thành viên.

Hãy đảm bảo rằng các mentor của các cặp, các nhóm phải là người có đủ năng lực chuyên môn với lĩnh vực của nhóm. Các thành viên tham gia nhóm cũng nên được ghép cặp trên tình thần tự nguyện, sẵn sàng học tập.

Bước 3: Xử lý các trở ngại gặp phải

Đây là một trong những bước quan trọng quyết định sự thành công khi xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp. Chìa khóa cho chương trình thành công là nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết giữa mentor và mentee.

Cả mentor và mentee đều có những trở ngại riêng trong việc tham gia chương trình, hãy phân tích, xem xét và xử lý vấn đề với mỗi bên. Hãy đảm bảo rằng mỗi bên đều cần phải kiên trì, cùng nhau thực hiện mục tiêu hai bên đã đề ra.

Bước 4: Định hướng thực tiễn cho hoạt động mentorship

Cần có hoạt động định hướng cho những người tham gia chương trình. Trước khi tham gia, hãy yêu cầu cả hai bên phác thảo lại những kỳ vọng, những điều mà họ muốn đạt được sau chương trình này để hai bên có trách nhiệm nhiều hơn.

xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp, , khởi nghiệp, kinh doanh, xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ a - z

5 bước xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp

Cũng nên khuyến khích cả mentor và mentee tập trung vào chương trình, tương tác với nhau nhiều hơn. Không nên đặt nặng việc chấm điểm hay giao bài tập về nhà một cách máy móc, thay vào đó hãy cùng nhau giải quyết vấn đề.

Bước 5: Đo lường hiệu quả chương trình

Doanh nghiệp chỉ có thể biết được hiệu quả của chương trình khi tiến hành đo lường, đánh giá thường xuyên. Các số liệu và phản hồi cần được nắm bắt trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Cả mentor và mentee cần phải chủ động báo cáo tiến độ.

Trong khi diễn ra chương trình, cần theo dõi các vấn đề xảy ra để có những giải pháp đúng đắn nhất. Các bảng so sánh các tiêu chí của những người tham gia chương trình và những người không tham gia cũng mang đến các thông tin chính xác.

Xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên trong thời đại 4.0, việc ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO ĐÀO TẠO sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn giải pháp tối ưu trong đào tạo.

Đăng bởi: Hải Đăng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก