Kinh Doanh Kinh Nghiệm

Mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Mở tiệm làm tóc nhỏ cần những chi phí gì?

Chi phí mặt bằng

Tùy theo ngân sách, bạn có thể lựa chọn nhiều vị trí mặt bằng khác nhau. Đương nhiên, chi phí thuê mặt bằng tại những thành phố nhỏ, vùng ngoại ô sẽ rẻ hơn tại trung tâm thành phố lớn. Nhưng bên cạnh đó, lượng khách và doanh thu thường sẽ không cao bằng. Hiện nay, ở những vùng quê, tiền thuê nhà mặt đường để kinh doanh dao động từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/tháng.

Mở tiệm làm tóc nhỏ tóc ở thành phố lớn là một ý tưởng hấp dẫn với nhiều người, bởi có tiềm năng đem lại danh tiếng và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tiền thuê mặt bằng tại thành phố cao gấp nhiều lần so với vùng ngoại ô. Với những con đường nổi tiếng sầm uất, lượt khách lai vãng cao, số tiền thuê có thể lên đến hàng chục triệu đồng một tháng.

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Nhiều người đau đầu không biết nên chọn mặt bằng thế nào khi mở tiệm làm tóc nhỏ

Vậy nếu bạn không có nền tảng tài chính mạnh, nên lựa chọn ra sao? Về quê lập nghiệp cũng là một lựa chọn không tồi, bởi nhu cầu làm đẹp của các chị em ngày nay phổ biến ở mọi vùng. Doanh thu thấp hơn, nhưng ngược lại, chi phí bạn cần bỏ ra cũng rất tiết kiệm. Nếu mở tiệm làm tóc nhỏ tại thành phố, bạn có thể lựa chọn những vùng thông thoáng, có thể không gần trung tâm nhưng vẫn thuận tiện đi lại.

Thuê tầng 2, tầng 3 để mở quán, thuê nhà trong ngõ, nhà chung cư,… đang là những xu hướng mới được nhiều người lựa chọn khi mở tiệm làm tóc nhỏ. Ưu điểm của các hình thức này là tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là diện tích nhỏ, phù hợp với tiệm mới mở, lượng khách chưa quá lớn. Ngoài ra, do có vị trí không dễ tìm, nên bạn cần có các chiến lược Marketing thông minh, tạo dấu ấn riêng để thu hút khách hàng.

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Thuê 1 tầng, hoặc thuê căn hộ nhỏ là xu hướng đang được nhiều người chọn

Chi phí thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp có nhiều không?

Salon tóc là nơi làm đẹp, nên việc Decor cửa hàng cũng nên được quan tâm. Bởi, lẽ, điều này giúp thể hiện gu thẩm mỹ của người chủ, làm tăng thiện cảm với khách hàng. Khi mở tiệm làm tóc nhỏ, chi phí này thường dao động từ khoảng 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Những người mới kinh doanh, không nhiều vốn nên chọn phong cách trang trí đơn giản, hài hòa, mà vẫn tạo được sự thuận tiện, thoải mái cho công việc.

Ngoại thất là yếu tố rất quan trọng, vì đây chính là thứ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Tiền làm biển quảng cáo hiện nay rơi vào khoảng 4 triệu đến 5 triệu đồng. Con số này có thể tăng lên đến hơn chục triệu đồng, tùy theo độ phức tạp, hoành tráng mà bạn muốn. Nếu bạn thuê tầng trên của mặt bằng, chi phí này cũng có thể bỏ qua.

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Phong cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí khi thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp

Chi phí dụng cụ, sản phẩm làm tóc

Chi phí không thể thiếu khi bạn mở tiệm làm tóc nhỏ là tiền mua dụng cụ, sản phẩm làm tóc. Một số trang thiết bị cơ bản phải kể đến là:

  • Ghế ngồi: Có hai loại ghế ngồi cần trang bị là ghế ngồi chờ và ghế ngồi cắt tóc. Trong đó, ghế ngồi cắt tóc cần được chú trọng nhất, bởi nó quyết định chất lượng dịch vụ. Trên thị trường có rất nhiều loại ghế, giá cả đa dạng từ vài triệu đồng, cho đến hàng chục triệu đồng một chiếc. 
  • Gương: Gương vừa là thiết bị để cắt tóc, vừa được sử dụng làm vật trang trí. Gương có giá “mềm” hơn một chút so với ghế Salon, có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
  • Tủ: Salon cắt tóc có rất nhiều vật dụng, sản phẩm cần cất giữ, nên việc mua tủ gần như là bắt buộc. Bạn có thể mua tủ gương kết hợp, hoặc mua riêng hai sản phẩm này. Để mua tủ, bạn có thể bỏ ra khoảng vài triệu đồng.
  • Giường gội: Giường gội cũng là một thiết bị phải có trong Salon làm tóc. Thông thường, giường gội đầu có giá rơi vào khoảng từ hơn 1 triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Theo ý kiến nhiều người, những chiếc giường có chất lượng tốt phải ở mức giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng trở lên.
  • Các dụng cụ làm tóc: Nhóm dụng cụ này bao gồm bộ kéo cắt, tông đơ, máy sấy, lược, thuốc làm tóc,… Do bạn là thợ tóc, nên chắc chắn trước khi mở Salon đã có am hiểu nhất định về các sản phẩm trên, có nhận định riêng về giá cả, cũng như chất lượng. Để mua hoàn chỉnh các dụng cụ làm tóc cơ bản, bạn có thể phải bỏ ra cả chục triệu đồng. 

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Rất nhiều sản phẩm có giá tiền phù hợp để bạn mở tiệm làm tóc nhỏ

Chi phí nhân sự

Khi bắt đầu mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn cần có ít nhất 1, 2 thợ phụ để làm các nghiệp vụ đơn giản như gội đầu, sấy tóc, pha thuốc,… Đối với những thợ phụ việc thiếu kinh nghiệm, chi phí bạn bỏ ra để thuê sẽ không cao, dao động từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng 1 tháng. Khi Salon bắt đầu vào quỹ đạo hoạt động, bạn có thể đào tạo họ lên thợ chính, hoặc tuyển thêm thợ chính. Tiền lương phải trả cho thợ chính từ khoảng 8 triệu đến hơn 10 triệu, tùy trình độ của thợ và quy mô Salon.

Ngoài ra, bạn cũng cần một số nhân sự làm việc khác như thu ngân, nhân viên Marketing, chăm sóc khách hàng. Với cửa hàng mới mở, chưa đông khách, bạn chỉ cần thuê một người để làm nhiều đầu việc nhỏ, hoặc tự mình làm. Khi việc mở tiệm làm tóc nhỏ đem lại doanh thu thuận lợi hơn, bạn có thể sẽ phải thuê nhiều nhân sự mới để làm công việc riêng biệt.

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Bạn cần thuê ít nhất 1 thợ phụ việc để mở tiệm tóc

Một số chi phí khác khi mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu

Trên đây là các chi phí cơ bản để mở tiệm tóc. Tuy nhiên, những khoản tiền này chưa phải tất cả. Nhằm duy trì hoạt động của Salon, bạn cần lưu tâm một số chi phí khác như:

  • Tiền thuế: Bạn cần đóng ít nhất ba loại thuế là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Để tính toán chính xác, bạn phải có các sổ sách, bản kê khai ghi rõ thông tin tài chính của tiệm làm tóc. Tại Việt Nam, số tiền này không quá nhiều, nhưng ngay cả khi bạn chỉ mở tiệm tóc bình dân, hãy đảm bảo đóng thuế đầy đủ.
  • Tiền quảng cáo dịch vụ: Dù bạn định mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu với quy mô thế nào, việc quảng cáo vẫn là điều cần thiết, nhằm đem lại doanh thu tốt hơn. Tùy vào ngân sách, bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, Google, hoặc thuê biển hiệu ở những con phố sầm uất. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê một công ty Marketing ngoài để thực hiện việc này thay mình. 

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Bạn phải đóng một vài loại thuế khi mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu

Kinh nghiệm mở quán tóc hiệu quả

Định hướng của bản thân khi mở tiệm làm tóc nhỏ

Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn phải nghĩ xem mình muốn mở tiệm làm tóc nhỏ hướng đến tệp khách hàng nào, gây dựng hình ảnh ra sao,… Điều này sẽ giúp bạn quyết định các bước tiếp theo. Giả dụ, nếu muốn mở tiệm tóc bình dân cho các bạn học sinh, sinh viên trẻ, bạn sẽ không cần phải thuê mặt bằng ở những nơi hoành tráng, để tạo sự tin tưởng cao như tệp khách hàng nhiều tuổi.

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Xác định tệp khách hàng hướng đến giúp bạn thực hiện dễ dàng các bước sau

Chuẩn bị kế hoạch chi tiết về mặt tài chính

Sau bước định hướng, bạn phải cụ thể hóa hành động để đưa tầm nhìn vào hiện thực. Trước tiên, bạn phải tính toán nguồn vốn và chi phí bỏ ra để mở tiệm làm tóc nhỏ. Với những tiệm nhỏ, số vốn còn ít, việc cần làm là tìm ra điều ưu tiên trong suốt quá trình. Ví dụ, nếu ưu tiên vào chất lượng dụng cụ làm tóc, bạn có thể cần cắt giảm bớt các chi phí như thuê mặt bằng, Decor tiệm,…

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Một kinh nghiệm mở quán tóc hiệu quả là cần chuẩn bị kỹ về tài chính

Hợp tác mở tiệm tóc: Phương án tốt cho những người thiếu vốn

Mở tiệm làm tóc nhỏ tối thiểu phải có 1 thợ chính và từ 1 đến 2 thợ phụ. Tuy nhiên, điều này chỉ kéo dài trong thời gian hoạt động ban đầu, khi lượng khách chưa cao. Sau đó, hầu hết đều phải thuê thêm vài thợ chính mới đủ năng suất làm việc. Nắm bắt điều này, nhiều bạn trẻ khi mở tiệm làm tóc nhỏ đã quyết định hợp tác với những người thợ tay nghề vững khác. Điều này vừa giúp mở rộng nguồn vốn, vừa tận dụng mối quan hệ của cả hai để tăng doanh thu.

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Hợp tác mở tiệm tóc cũng là một cách hay để bạn tăng nguồn vốn

Lên chiến lược xây dựng hình ảnh riêng cho tiệm tóc

Hiện nay, bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng cần quan tâm đến yếu tố Marketing, đặc biệt là Marketing trên nền tảng số. Hầu hết, các Salon tóc đều mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, để đây ấn tượng, mỗi nơi phải có sắc màu cá tính riêng.

Cũng lấy cùng ví dụ ở trên, nếu hướng đến các nhóm khách học sinh, sinh viên trẻ trung, hiện đại, bạn nên cũng nên xây dựng hình ảnh Salon phù hợp với cá tính đó, thông qua cách Decor, viết Content trên Facebook,…

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

Dù chỉ mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn cũng nên có kế hoạch Marketing

Sử dụng phần mềm quản lý cho tiệm làm tóc: Tại sao không?

  • Quản lý giao dịch: Các giao dịch với khách hàng đều được ghi chép rõ trong một nền tảng duy nhất, ví dụ như thời gian, tiền thanh toán, người thu tiền, thợ thực hiện,…
  • Quản lý khách hàng: Ứng dụng này cho phép bạn đặt lịch nhanh, đồng thời quản lý thông tin khách hàng như họ tên, số điện thoại, ngày sinh nhật,… Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc một cách thật chuyên nghiệp.
  • Quản lý tài chính: bePOS giúp bạn lên biểu đồ thu chi, so sánh giữa các kỳ, ra báo cáo tài chính chỉ với vài thao tác nhỏ mà không cần thuê nhân sự kế toán. 
  • Lên chiến lược Marketing: Đây là tính năng mở rộng của bePOS. Với tính năng này, bạn có thể mở chương trình khuyến mãi, giảm giá, quảng cáo,… Những thông tin về khách hàng cũng giúp bạn lên chiến lược Marketing thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh thu. 

kinh nghiệm, kinh doanh, mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn và lưu ý gì?

FAQ

Tôi nên mua máy tính tiền cho tiệm làm tóc hay mua phần mềm quản lý bán hàng?

Máy tính tiền chỉ có chức năng rất hạn chế. Đó là tính tiền thanh toán của khách hàng và in hóa đơn. Trong khi đó, phần mềm quản lý bán hàng có nhiều tính năng tích hợp như thanh toán tiền, lưu trữ thông tin, quản lý doanh thu, phân quyền cho nhân viên, Marketing,… Điều này giảm bớt rất nhiều chi phí phát sinh và thời gian vận hành khi bạn mở tiệm làm tóc nhỏ.

Do mọi thông tin được ghi trên nền tảng số, không có sổ sách vật lý, nên nếu phần mềm lỗi, tôi có bị mất hết dữ liệu không?

Đăng bởi: Khánh Huyền Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก