Ẩm Thực Bảo vệ sức khỏe

Phải làm gì để tránh ngộ độc lá sen

Lá sen tuy có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nếu bạn không biết sử dụng hoặc sử dụng sai cách thì rất dễ gây ngộ độc lá sen ở các cấp độ nặng nhẹ tùy theo liều lượng sử dụng. Vậy phải làm gì để tránh gặp phải tình trạng ngộ độc lá sen, chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết sau đây cùng Topcachlam nhé.

1. Ngộ độc lá sen do không biết cách sử dụng

tác dụng lá sen, ngộ độc lá sen, phải làm gì để tránh ngộ độc lá sen

Ngộ độc lá sen

Theo Đông y, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy…

Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết. Tham khảo địa chỉ mua lá sen khô tại đây.

Về tác dụng dược lý lá sen đã được nghiên cứu nhiều và có các tác dụng chính sau: Nuciferin của lá sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần, chống rối loạn nhịp tim, tác dụng cầm máu.

Flavonoid lá sen có tác dụng chống oxy hóa lipit màng tế bào gan chuột và do vậy lá sen được sử dụng để chữa chảy máu: Đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết, an thần.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết công dụng của lá sen tại đây.

Tuy nhiên, riêng về hạ mỡ máu, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, đã có một số nghiên cứu chứng minh lá sen có hạ cholesterol và lipit máu nhưng tác dụng yếu, vì lý do này mà một số thầy thuốc đã phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng hạ cholesterol với mục đích điều hòa lipit máu.

Vì vậy, chưa thể kết luận lá sen có tác dụng giảm béo mà nó chỉ điều hòa lipit máu theo xu hướng làm giảm lipit tự do và cholesterol máu, dùng có lợi cho người béo chứ không thể nói là uống để giảm cân được.

Đặc biệt, trong các bộ phận của sen, trừ hạt sen (đã bỏ tâm sen), ngó sen và tâm sen; các bộ phận khác đều có chứa alcaloid có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch  nên đều phải dùng đúng liều quy định 15 – 20g/người lớn. Dùng quá liều sẽ gây ngộ độc lá sen.

Bệnh nhân ngộ độc lá sen có thể gặp các triệu chứng như: tê lưỡi, môi, nôn nao, da xanh, chân tay lạnh, hoảng hốt, vã mồ hôi, co giật, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp, đi tiểu nhiều, bị tiêu chảy… Nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.

2. Những đối tượng không nên sử dụng đề phòng ngộ độc lá sen

tác dụng lá sen, ngộ độc lá sen, phải làm gì để tránh ngộ độc lá sen

Phòng tránh ngộ độc lá sen

  • Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
  • Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường.
  • Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.
  • Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

Cách sử dụng lá sen

Lá sen tươi, hoặc khô thái nhỏ, đun sôi lấy nước uống hàng ngày hoặc cho vào ly hãm với nước sôi để uống. Có thể thêm chút quế, vài cánh hoa hồng hoặc đường để có vị thơm dễ chịu.

Đun lá sen lấy nước và kết hợp gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể cho thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Trước khi nấu hãy ngâm lá sen cho mềm (có thể dùng lá sen tươi).

Bạn có thể tham khảo cách uống nước lá sen đúng cách tại đây để tăng hiệu quả và phòng tránh nguy cơ ngộ độc lá sen nhé. Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Đăng bởi: Hiên Hồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก