Kinh Doanh

Điều kiện kinh doanh Spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Phân biệt “Spa”, “Massage”, “Xoa bóp”

Dịch vụ Spa làm đẹp

Spa là một danh từ của nước ngoài nhưng những năm gần đây đã cực kỳ phổ biến với người Việt chúng ta. Tuy nhiên, đối với ngành này khi đăng ký kinh doanh sẽ được hiểu là ngành dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.

Kinh doanh Spa hiện nay sẽ được chia thành nhiều mô hình khác nhau như: Beauty Spa, Day Spa, Clinic Spa…Với mỗi một loại hình kinh doanh sẽ có yêu cầu về điều kiện đăng ký kinh doanh Spa, máy móc, thiết bị, không gian thiết kế…khác nhau. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có kế hoạch cụ thể.

kinh nghiệm, kinh doanh, điều kiện kinh doanh spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Điều kiện kinh doanh Spa là gì?

Dịch vụ xoa bóp 

Xoa bóp là một phương pháp trị liệu được thực hiện bởi các kỹ thuật viên đã qua đào tạo về cơ thể học, hệ thống huyệt đạo, kinh lạc và một số phương pháp trị liệu khác. Thông thường, xoa bóp chỉ nhắm đến các động tác giãn cơ, giảm đau nhức, giúp bạn cảm thấy dễ chịu về mặt thể chất.

Dịch vụ Massage

Massage là dịch vụ mà kỹ thuật viên sẽ được học các kỹ năng, kiến thức tương tự như kỹ thuật viên xoa bóp. Thế nhưng, đối với những chuyên viên Massage, họ sẽ được đào tạo để giúp khách hàng thoải mái được cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi thực hiện Massage, nhân viên sẽ kết hợp cùng với âm nhạc, đá nóng, hương thơm… Đây là điểm khác biệt giữa Massage và xoa bóp thông thường.

Mã ngành đăng ký kinh doanh Spa, Massage và xoa bóp

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg được ban hành ngày 06/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều kiện kinh doanh Spa, xoa bóp, Massage cần đăng ký theo mã ngành các dịch vụ như sau:

  • Mã ngành 9610: Dành cho những ngành Massage, dịch vụ tắm hơi, các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết cụ thể của nhóm này là: Dịch vụ tắm hơi, massage, thẩm mỹ không qua phẫu thuật, tắm nắng.
  • Mã ngành 9631: Dành cho những hoạt động cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết cụ thể sẽ gồm: Cắt tóc, gội đầu, làm tóc, phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi, cắt, tỉa và cạo râu, Massage mặt, làm móng, trang điểm.

Điều kiện kinh doanh Spa

Loại hình kinh doanh

Điều kiện kinh doanh Spa mới nhất thì chủ thể kinh doanh có thể đăng ký bằng 1 trong 2 hình thức như sau: Hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty, và khi thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh còn có thể đăng ký ngành nghề như sau:

  • Nếu cơ sở kinh doanh của bạn không gồm hoạt động massage thì có thể đăng ký kinh doanh như những cơ sở khác và đi vào hoạt động ngay khi được cấp phép kinh doanh.
  • Nếu cơ sở kinh doanh của bạn có kèm dịch vụ massage thì điều kiện kinh doanh Spa là sẽ cần tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh và đáp ứng đủ những điều kiện đi kèm sau: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự theo nghị định 96/2016/NĐ-CP và đáp ứng được điều kiện về chứng chỉ tay nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động với cơ sở khám, chữa bệnh của nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Mã ngành nghề đăng ký cần được mô tả cụ thể, chi tiết tất cả các hoạt động, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng:

  • Mã ngành nghề 9610: Dịch vụ nhà tắm xông hơi, massage và một số dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác (ngoại trừ hoạt động thể dục). Chi tiết nhóm này là những dịch vụ nhà tắm xông hơi, làm trắng, massage không sử dụng biện pháp phẫu thuật; 
  • Mã ngành 9631: Hoạt động dịch vụ chăm sóc sắc đẹp mà chưa biết phân loại vào đâu. Chi tiết nhóm này là những dịch vụ làm tóc, làm đầu, tạo kiểu tóc, gội đầu, massage da, tô son, cạo râu… dành cho cả nam và nữ

Điều kiện kinh doanh Spa về chủ cơ sở

Về điều kiện đăng ký kinh doanh Spa sẽ phải đáp ứng 2 yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và giấy phép đăng ký kinh doanh. Cụ thể, các điều kiện kinh doanh dịch vụ Spa được thể hiện rõ nhất dưới đây:

  • Đối với cá nhân kinh doanh: Để đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh Spa cần có chứng chỉ hành nghề Spa. 
  • Đối với doanh nghiệp: Khi đăng ký hoạt động sẽ không cần chứng chỉ, tuy nhiên khi thực hiện việc cấp giấy phép con, phía doanh nghiệp sẽ được yêu cầu bổ sung giấy tờ về kiến thức chuyên môn kĩ thuật trong những ngành nghề sau: Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền… Trong trường hợp có chỉ định sử dụng kháng sinh bắt buộc cán bộ chịu trách nhiệm trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ là bác sĩ của những lĩnh vực nêu trên (theo Điểm q, Khoản 3, Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).

kinh nghiệm, kinh doanh, điều kiện kinh doanh spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Chứng chỉ hành nghề là điều kiện kinh doanh Spa

Điều kiện về chuyên viên, nhân viên

Điều kiện kinh doanh dịch vụ Spa đối với chuyên viên, nhân viên sẽ gồm những phần như sau:

  • Đối với những cơ sở Spa có kinh doanh các hoạt động xoa bóp (massage) cần đáp ứng đủ điều kiện về đội ngũ nhân viên (Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP). 
  • Trang phục của mỗi nhân viên massage cần chỉnh tề, sạch sẽ, có thẻ nhân viên ghi đầy đủ tên cơ sở, tên nhân viên và hình ảnh thẻ nhân viên. 
  • Các chuyên viên massage, chuyên viên làm các thao tác vật lý trị liệu cần là kỹ thuật viên, bác sĩ, điều dưỡng của một số chuyên ngành vật lý trị liệu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng hoặc đã qua đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về những lĩnh vực trên. 
  • Phải kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 3-6 tháng một lần và có giấy chứng nhận sức khoẻ của các cơ sở y tế tuyến huyện hoặc quận. 

Lưu ý:

Nhân viên, chuyên viên trong những trường hợp sau không nên làm: Người bị HIV, viêm gan B, da liễu, bệnh lao phổi và một số bệnh mãn tính khác đang nằm viện.

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

Điều kiện kinh doanh dịch vụ Spa dành cho cơ sở vật chất và thiết bị sẽ gồm những phần như sau:

  • Các phòng massage nên có diện tích từ 4m2 và trần phải cao trên 2,5 m. 
  • Ánh sáng phòng massage vừa đủ, không nên dùng các đèn có nút tăng hoặc hạ ánh sáng và công tắc điện được đặt ở ngoài phòng massage. 
  • Không sử dụng cửa có khoá từ bên trong nhằm chống trả lực lượng chức năng khi tiến hành thanh tra cơ sở. 
  • Chỉ sử dụng chuông cấp cứu một chiều từ phòng massage sang phòng bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để hỗ trợ bệnh nhân trong những tình huống cần thiết được giúp đỡ. Không sử dụng chuông hay những hình thức báo động nhằm thông báo cản trở lực lượng chức năng thực hiện việc kiểm soát cơ sở. 

kinh nghiệm, kinh doanh, điều kiện kinh doanh spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Điều kiện kinh doanh Spa về cơ sở vật chất

  • Tại các phòng massage hoặc nhà tắm hơi đều phải có hướng dẫn sử dụng theo những quy định chung và phải treo, đặt ở khu vực thoáng tầm nhìn. 
  • Phòng vệ sinh, phòng tắm, ghế massage, đệm, khăn mặt, chăn. .. cần bảo đảm đủ điều kiện an toàn vệ sinh. 
  • Có tủ thuốc, các loại thuốc cấp cứu và vật dụng y tế khác như găng tay, nhiệt kế, đầu kim truyền. .. để dùng trong những trường hợp cần thiết. 

Ngoài những điều kiện trên thì địa điểm kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ một số điều kiện về địa chỉ trụ sở chính của công ty, bạn nên tham khảo trong Hồ sơ thành lập công ty.

Hồ sơ, quy trình đăng ký kinh doanh Spa

Hồ sơ đáp ứng điều kiện đăng ký kinh doanh Spa

Để hoàn thành việc đăng ký kinh doanh Spa, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Giấy xin cấp giấy phép hành nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác; 
  • 02 bản sao công chứng đăng ký doanh nghiệp; 
  • 02 bản sao công chứng hợp đồng thuê mướn mặt bằng, địa điểm; 
  • Các tài liệu xác nhận về điều kiện hoạt động (văn bằng, chứng chỉ, cơ sở vật chất, PCCC…

Quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh Spa

Tiếp nối thông tin về các điều kiện kinh doanh Spa, hãy cùng xem quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh lĩnh vực này như thế nào!

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Đối với thành lập tổ kinh doanh cá nhân:

  • Giấy chứng nhận đăng ký HKD cá nhân; 
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu HKD cá nhân; 
  • Biên bản họp xem xét việc thành lập HKD cá thể (Nếu HKD được các cá nhân chung tay thành lập) . 

Đối với đăng ký doanh nghiệp:

  • Giấy đăng ký hoạt động doanh nghiệp. 
  • Danh sách nhà đầu tư hoặc thành viên góp vốn điều lệ (tuỳ thuộc hình thức doanh nghiệp đăng ký) 
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp, người đại diện và người uỷ quyền đăng ký giấy phép; 
  • Điều lệ doanh nghiệp. 

kinh nghiệm, kinh doanh, điều kiện kinh doanh spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, cá nhân tiền hành mang hồ sơ lên nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt cơ sở kinh doanh Spa.

Những lưu ý khi đăng ký kinh doanh Spa

Đăng ký tham gia những khóa đào tạo về chuyên môn

Để có thể bắt đầu kinh doanh Spa, bạn phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức chuyên môn trong ngành này. Đó là lý do vì sao bạn cần phải tham gia các khóa học về Spa chuyên nghiệp.

Những khóa học đào tạo sẽ cho bạn sự trải nghiệm, nắm được các kiến thức liên quan đến Spa. Từ đó, có thêm cơ sở để lên kế hoạch quản lý và phát triển Spa của mình trong tương lai. Ngoài ra, các khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức trong việc đánh giá quá trình kinh doanh cùng chất lượng dịch vụ của Spa.

kinh nghiệm, kinh doanh, điều kiện kinh doanh spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Tham gia khóa học chuyên môn để kinh doanh Spa thành công

Dự trù các khoản vốn kinh doanh

Trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ một lĩnh vực gì thì vốn chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Bạn cần tính toán thật kỹ xem việc kinh doanh Spa của mình cần những gì, chi phí cho từng hạng mục là bao nhiêu…

Đặc biệt, các khoản chi phí cần phải quan tâm nhiều nhất là: chi phí thiết bị, nhân lực, tiền mặt bằng, nguyên vật liệu sản phẩm dành cho dịch vụ… Ngoài ra cũng cần các khoản phí dự trù để không bị hao hụt kinh phí và phòng trừ cho những phát sinh, rủi ro.

Lựa chọn các thiết bị, sản phẩm chăm sóc cho Spa 

Thiết bị máy móc là phần mà không một Spa nào có thể thiếu được. Dù là tiệm Spa nhỏ thì đầu tư thiết bị cũng là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy tìm nguồn hàng có giá cả hợp lý và chất lượng tốt để có thể sử dụng lâu dài mà vẫn tối ưu được chi phí.

Về các sản phẩm chăm sóc cho khách hàng của Spa, hãy lựa chọn những dòng sản phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Tốt hơn hết là bạn nên tham khảo các Spa khác để có nguồn hàng đảm bảo.

Xây dựng thương hiệu cho Spa

Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh Spa thì xây dựng thương hiệu cũng vô cùng quan trọng. Một vài gợi ý dành cho bạn bao gồm:

  • Khách hàng sẽ ghi nhớ thương hiệu dễ dàng hơn thông qua tên gọi và hình ảnh logo đặc trưng.
  • Khi đặt tên Spa hãy chọn những tên dễ nhớ, có ý nghĩa và thân thiện với khách hàng. Bạn cũng có thể lựa chọn chính tên của mình để đặt cho cơ sở Spa.

Học các khóa quản lý Spa

kinh nghiệm, kinh doanh, điều kiện kinh doanh spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Quản lý Spa ngay trên ứng dụng điện thoại

FAQ

Kinh doanh Spa nhỏ lẻ tại nhà có cần thiết phải đăng ký kinh doanh không?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP (16/03/2007) của Chính phủ thì việc kinh doanh Spa sẽ cần phải đăng ký kinh doanh, bất kể quy mô lớn – nhỏ. Kể cả hoạt động chăm sóc da mặt, massage hay chăm sóc cơ thể,… vẫn cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở vật chất để kinh doanh Spa cần điều kiện gì?

Để đáp điều kiện kinh doanh Spa, cơ sở vật chất sẽ cần đạt đủ tiêu chuẩn như sau:

  • Phòng phải có diện tích từ 4m2.
  • Độ cao trần nhà là trên 2,5m. 
  • Ánh sáng phòng vừa đủ, thiết kế công tắc nằm bên ngoài và không sử dụng loại công tắc điều chỉnh ánh sáng. 
  • Không thiết kế khóa cửa và chuông thông báo ở trong phòng. 
  • Chỉ thiết kế các loại chuông cấp cứu một chiều từ phòng massage đến phòng bác sĩ, có quy trình thực hiện cũng như quy định chung. 
  • Cần đảm bảo điều kiện vệ sinh, có đủ các dụng cụ ý tế cơ bản.

Đăng bởi: Luyến Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก