Kinh Doanh

Kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Kinh doanh rau sạch có những lợi ích và rủi ro gì?

“Có nên kinh doanh rau sạch hay không?” là băn khoăn của rất nhiều nhà bán hàng trong thời gian gần đây. Cùng điểm qua những lợi ích và rủi ro khi tham gia kinh doanh ngành hàng này để trả lời cho câu hỏi trên.

Những lợi ích khi kinh doanh rau sạch

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Khi mua các sản phẩm bên ngoài chợ, người mua sẽ có những băn khoăn về mức độ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Phần lớn hiện nay người tiêu dùng khi mua thực phẩm không dựa trên một quy chuẩn cụ thể nào mà sẽ dựa vào niềm tin của mình vào người bán. Hơn 80% người tiêu dùng tin rằng việc lựa chọn mua rau tại những cửa hàng kinh doanh rau sạch là đảm bảo an toàn và sẵn sàng sử dụng mức chi phí cao hơn từ 1,5 đến 2 lần để mua sản phẩm.

Nhu cầu việc sử dụng các sản phẩm nông sản sạch hiện nay đang được thị trường rất ưa chuộng nhưng nguồn cung cấp lại không nhiều, đặc biệt là những thành phố lớn. Do vậy, kinh doanh rau sạch sẽ là một thị trường khá lời nếu bạn lựa chọn được đúng các sản phẩm chất lượng và mang đến sự tin tưởng cho khách hàng.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Nhu cầu sử dụng sản phẩm rau sạch tăng cao

Những rủi ro trong kinh doanh rau sạch

Tuy là một mặt hàng thiết yếu, nhưng nếu không để ý kỹ các thao tác bảo quản hay những vấn đề về đối thủ… thì bạn vẫn rất có thể gặp phải những rủi ro trong kinh doanh rau sạch như sau:

  • Đây là mặt hàng có hạn sử dụng ngắn, nhanh bị hỏng nên không thể lưu kho lâu. Để lưu trữ rau củ, bạn cần bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn cho các thiết bị làm lạnh. Nhưng cũng tùy vào loại rau củ mà thời gian để khác nhau.
  • Tiếp nữa là trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu kinh doanh rau sạch mạnh như Sói Biển, Vinmart,… Vậy nên bạn sẽ rất khó cạnh tranh nếu có ý định mở rộng kinh doanh.
  • Mặc dù mặt hàng của bạn được chứng nhận chất lượng nhưng mức giá bán không được chênh quá nhiều so với thị trường, thậm chí khá rẻ so với chất lượng thực tế. Do đó, bạn sẽ cần tính toán để cân đối các chi phí thuê mặt bằng, nhân công, đơn vị nhập hàng,… để đảm bảo vẫn có lợi nhuận. 

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Rau héo là một trong những rủi ro trong kinh doanh rau sạch thường gặp

Các mô hình kinh doanh rau sạch phổ biến 

Dưới đây là 3 mô hình kinh doanh rau sạch phổ biến. Tùy theo mục tiêu, số vốn và vị trí kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho mình.

Kinh doanh rau sạch với mô hình sạp nhỏ

Mô hình sạp bán rau ở chợ là một mô hình kinh doanh nhỏ, mang đậm nét truyền thống của nước ta, phổ biến và thân quen với người tiêu dùng. Ý tưởng kinh doanh này vừa đơn giản, lại dễ thực hiện, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Với mô hình này, số vốn bạn phải bỏ ra sẽ không cần quá nhiều. Tuy nhiên, quy mô khách hàng sẽ tương đối nhỏ. Đây là mô hình mang tính chất địa phương, hầu hết chỉ có thể kinh doanh với những khách quen, khó có thể mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, khách hàng của mô hình này chủ yếu là phụ nữ nội trợ, bỏ quên những khách hàng thuộc tệp văn phòng bận rộn.

Tuy nhiên, mô hình này có một nhược điểm đó là không có không gian để đặt những thiết bị bảo quản các loại rau, củ nên rất dễ dẫn tới tình trạng hư hỏng sản phẩm bán.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Mô hình kinh doanh rau sạp nhỏ

Mô hình kinh doanh rau sạch online

Kinh doanh rau sạch online là một mô hình linh hoạt, vốn đầu tư ít bởi bạn có thể tiết kiệm được chi phí mặt bằng, giúp gia tăng được lợi nhuận bán. Với ý tưởng kinh doanh rau sạch này, lợi nhuận bạn nhận về có thế dao động từ 15-30%. Như vậy bạn sẽ có cơ hội thu hồi vốn rất nhanh và không phải đau đầu bởi bài toán đầu tư.

Việc mua sắm online mang lại rất nhiều sự tiện dụng cho người tiêu dùng, bởi vậy hoạt động này đang ngày càng phát triển. Việc lựa chọn kinh doanh rau sạch online sẽ giúp bạn bắt kịp xu thế và tiếp cận được tới người tiêu dùng tốt hơn.

Mô hình tự cung cấp cho việc kinh doanh

Nếu lựa chọn mô hình tự trồng rau sạch và cung cấp cho chính cửa hàng của mình thì bạn sẽ chủ động hơn trong việc nhập hàng, kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Chủ động đầu vào sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và phát triển đầu ra, không phải chịu sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Tuy nhiên, để áp dụng được mô hình này, bạn phải thực sự am hiểu về cách trồng rau sạch công nghệ cao, có tài nguyên đất, nước và nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo an toàn thực phẩm với nguồn rau tự trồng của mình như sau:

  • Đất trồng rau phải là đất không nhiễm độc, không chứa chất thải từ các khu công nghiệp, làng nghề thủ công, bệnh viện, nghĩa trang,…
  • Sử dụng loại phân bón an toàn cho rau.
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại chất hóa học kích thích cây trồng khác.
  • Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây trồng phải sạch.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Tự nghiên cứu trồng rau để kinh doanh rau sạch

Từ A-Z các bước mở cửa hàng rau sạch

Để chuẩn bị cho việc kinh doanh sắp diễn ra trước tiên bạn cần nắm được số vốn để chuẩn bị, lên kế hoạch thiết kế cửa hàng rau sạch, nghiên cứu các thiết bị cần sử dụng,… Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm mở cửa hàng rau sạch đầy đủ, chi tiết mà bạn có thể tham khảo.

Mở cửa hàng rau sạch cần bao nhiêu vốn? 

Số vốn để mở cửa hàng kinh doanh rau sạch sẽ phụ thuộc vào nguồn hàng bạn chọn lựa cũng như mô hình kinh doanh đang nhắm tới. Nếu lựa chọn mở cửa hàng thì chi phí mặt bằng sẽ là khoản chi phí cần phải cân nhắc.

Ngoài ra để hoàn thiện một cửa hàng kinh doanh rau sạch, bạn sẽ cần thêm các chi phí về vận chuyển hàng, truyền thông, nhân sự, phần mềm quản lý, các trang thiết bị…Tổng kết lại toàn bộ thì bạn sẽ cần phải có ít nhất phải có số vốn khoảng từ 60-80 triệu để có thể kinh doanh cửa hàng rau sạch.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Quy mô cửa hàng kinh doanh rau sạch Đà Lạt vừa

Giai đoạn đầu tiên mới mở cửa hàng sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất. Khi cửa hàng chính thức đi vào hoạt động rồi thì số vốn sẽ được quay vòng và bạn sẽ “dễ thở” hơn đôi chút.

Trong quá trình triển khai thực tế, sẽ có những vấn đề phát sinh khác khiến con số ước chừng này bị độn lên gấp nhiều lần. Chính vì vậy hãy tính toán và cân đối thật kỹ để không bị hao hụt vốn quá nhiều bạn nhé.

Lựa chọn địa điểm, trang trí cửa hàng

Mô hình kinh doanh rau sạch sẽ có giá thành cao hơn so với những loại hình buôn bán rau khác. Vì thế nếu bạn lựa chọn địa điểm gần chợ sẽ khó cạnh tranh, đồng thời sẽ khiến người tiêu dùng có sự nghi ngờ rằng mặt hàng bạn cũng cấp không phải rau sạch mà chỉ là các loại rau đơn thuần như những người bán khác.

Thêm vào đó, rau sạch là mặt hàng không thể thiếu với bất kỳ ai nên bạn không cần quá quan tâm về việc thuê mặt bằng ở những địa điểm có giá thuê đắt đỏ. Thay vào đó, lựa chọn tốt nhất là thuê địa điểm mở cửa hàng gần những khu dân cư đông đúc, dân trí cao để thu về cho mình nhiều khách hàng tiềm năng.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Bày bán trang trí cửa hàng rau sạch

Việc trang trí cửa hàng rau sạch cũng là điều vô cùng cần thiết, nhờ việc sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng cũng như chuẩn bị các trang thiết bị một cách đầy đủ giúp bạn thu hút được khách hàng nhiều hơn, tăng sự hài lòng trong việc mua hàng và khiến khách hàng có thể quay lại mua thêm nhiều lần nữa.

Tìm nguồn hàng chất lượng

Để có nguồn hàng chất lượng, bạn cần tìm tới những vườn rau uy tín. Tại đây, bạn có thể lựa chọn đa dạng các loại rau với giá thu mua trực tiếp mà không cần thông qua trung gian. Nguồn đầu vào nên có sự cam kết của người trồng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bạn cũng có thể đến tận nơi để xem quy trình trồng cũng như cách thức chăm sóc rau và kiểm tra các sản phẩm dễ dàng hơn.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Nguồn hàng rau sạch chất lượng cho cửa hàng

Tìm hiểu thị trường, xác định giá bán

Người tiêu dùng ngày nay sẽ luôn có sự so sánh giữa giá và chất lượng của các nhà cung cấp với nhau, và dĩ nhiên, bạn sẽ không phải là cửa hàng duy nhất cung cấp loại mặt hàng rau sạch. Mặc dù chất lượng sẽ cùng đi với giá cả, nhưng bạn cũng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về toàn bộ thị trường để lựa chọn ra mức giá hợp lý với chất lượng tốt nhất. Như vậy bạn sẽ dành được điểm cộng đối với khách hàng.

Trang bị trang thiết bị cho cửa hàng rau sạch

Rau củ là loại thực phẩm dễ hỏng, do đó bạn cần tập trung đầu tư vào những thiết bị hỗ trợ bảo quản và giữ cho rau củ luôn tươi mới. Các loại tủ mát sử dụng cho cửa hàng rau sạch sẽ là loài có rèm che thay vì cửa kính để tạo sự tiện dụng cho khách hàng. Khi kết thúc một ngày bán hàng, bạn có thể buông rèm để không bị thoát khí lạnh giúp giảm chi phí chạy tủ.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Thiết bị tủ mát giúp bảo quản sản phẩm rau sạch

Triển khai kế hoạch tiếp thị

Kế hoạch tiếp thị sẽ là “vũ khí” giúp bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình để cạnh tranh với đối thủ. Dù các mặt hàng có giống nhau nhưng thương hiệu có sự gần gũi và nhiều khách hàng biết đến sẽ có cơ hội thành công cao hơn. Một trong những kế hoạch tiếp thị tối ưu nhất có thể kể đến như:

  • Xây dựng Logo và Slogan tạo sự nhận diện thương hiệu.
  • Tung ra những chương trình khuyến mãi, mã giảm giá hấp dẫn.
  • Phát tờ rơi, danh sách các sản phẩm cửa hàng đang có ưu đãi.
  • Quảng cáo và tạo dựng thương hiệu trên các nền tảng Online.
  • Giới thiệu cửa hàng tới người thân, bạn bè để mua sắm.

Thuê nhân sự

Nhân sự cũng là một yếu tố cần phải quan tâm trước khi mở cửa hàng rau sạch. Tiêu chí để lựa chọn một nhân sự tốt đó là phải hiểu về các loại thực phẩm mà bạn cung cấp, ngăn nắp, gọn gàng và thái độ luôn niềm nở với khách hàng để khách hàng hài lòng với chất lượng mà cửa hàng mang lại.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Nhân viên cửa hàng kinh doanh rau sạch cần phải có sự tận tình với khách hàng

Vận hành và quản lý cửa hàng rau sạch 

Hãy xác định hướng đi của cửa hàng thật rõ ràng ngay từ ban đầu. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng vậy, khi có sự định hướng cụ thể, bạn mới có cơ hội giúp cửa hàng phát triển. Quản lý một cửa hàng rau sạch không đơn giản. Bạn cần cân bằng giữa thu nhập, phân tích các thông tin để lựa chọn nguồn hàng đúng đắn nhất, xây dựng kế hoạch về chiến dịch quảng cáo,… Những tính toán chi tiết từ ban đầu sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể để việc kinh doanh không bị ngưng trệ và bị động trong quá trình kinh doanh.

Bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý kinh doanh để có thể dễ dàng nắm bắt được hoạt động của cửa hàng, việc nhập – xuất hàng cũng như số lượng tồn kho, nhân viên… Không những thế, bạn còn có thể lưu trữ thông tin khách hàng và cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng trong quá trình kinh doanh.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Áp dụng các phần mềm quản lý kinh doanh

Kinh nghiệm mở cửa hàng rau sạch không thể bỏ qua

Ngoài những yếu tố trên thì việc kinh doanh mặt hàng rau sạch cũng có một vài lưu ý cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sự hài lòng của khách hàng, cụ thể:

Cách bảo quản sản phẩm

Việc bảo quản rau sạch để giữ chất lượng là điều vô cùng quan trọng bởi đây là loại sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn và dễ bị hỏng. Dưới đây là các bước bạn nên thực hiện để đảm bảo sản phẩm luôn tươi trong quá trình bày bán:

  • Bước 1: Loại bỏ những lá úa già, phần bị úng khi lấy hàng về.
  • Bước 2: Sử dụng túi gói rau củ riêng thành từng loại theo số lượng, đính kèm nhãn với đầy đủ thông tin.
  • Bước 3: Bảo quản rau củ và tủ mát hoặc cấp đông để rau được tươi lâu hơn.

Lưu ý trong cách đóng gói sản phẩm và thông tin bao bì

Bao bì của sản phẩm rau sạch sẽ được đóng gói bằng túi nilon, được đóng kín và có in các thông tin sau trên bao bì cho người tiêu dùng:

  • Thông tin về đặc điểm sản phẩm:  Công khai cơ quan chỉ đạo giám sát sản phẩm, người sản xuất, nhà phân phối, tem chứng nhận việc kiểm duyệt và chất lượng của sản phẩm.
  • Thông tin về sản phẩm gồm: Sản phẩm được sản xuất ở đâu, quy trình chăm sóc như thế nào, ngày đóng gói, hạn sử dụng và tên cửa hàng, số điện thoại liên hệ.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Các loại rau được đóng gói trong túi nilon với những thông tin cần thiết

Chuẩn bị các giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm

Để có được lòng tin của khách hàng thì bước đầu bạn cần phải có giấy chứng nhận chất lượng cho những nơi sản xuất rau sạch. Các thủ tục về giấy tờ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm từ Bộ Y tế, đảm bảo sản phẩm có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong thời gian mới kinh doanh bạn có thể mời những bên có thẩm quyền kiểm tra như Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội,… tới cửa hàng mình và công khai kết quả trực tiếp để lấy được lòng tin từ khách hàng một cách nhanh chóng hơn.

Quy trình chăm sóc khách hàng 

Hoạt động này sẽ giúp khách hàng thêm tin tưởng và ủng hộ cửa hàng của bạn nhiều hơn. Bạn nên xin những thông tin như: tên, số điện thoại, ngày sinh nhật, email để có thể tiếp tục thực hiện các chiến dịch Remarketing.

Thêm vào đó, hãy đảm bảo rằng khách hàng sẽ luôn cảm thấy hài lòng với thái độ của nhân viên khi tới mua hàng. Trong quá trình đào tạo nhân viên cần đặc biệt lưu ý về yếu tố thái độ ân cần, hòa nhã và chu đáo để có thể giữ chân khách tiếp tục quay lại mua trong những lần tiếp theo.

kinh doanh rau sạch – 4 điều cần biết trước khi bắt đầu

Xây dựng và phát triển quy trình chăm sóc khách hàng

FAQ

Kinh doanh rau củ sạch online ở nền tảng nào? 

Bạn có thể thử các nền tảng dưới đây để kinh doanh rau củ online như:

  • Facebook
  • GrabMart
  • Shopee
  • Lazada

Thủ tục đăng ký kinh doanh rau củ sạch gồm những gì? 

Để đăng ký kinh doanh rau củ sạch bạn cần những giấy tờ hoàn thiện hồ sơ như sau:

  • Khai báo tên hộ kinh doanh, tên và địa chỉ cửa hàng.
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Thông tin về số vốn, số người lao động.
  • Bản photo giấy tờ tùy thân của người lao động.

Đăng bởi: Nguyên Đình

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก