Kinh Doanh

Những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số ROE khi kinh doanh, đầu tư

Tìm hiểu rõ ROE là gì?

Chỉ số ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu trong một thời gian nhất định của doanh nghiệp. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng phản ánh chỉ tiêu về lợi nhuận (trên Báo cáo kết quả kinh doanh) và chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu bình quân (trên Bảng cân đối kế toán). Như vậy, về mặt thủ tục, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần cung cấp chỉ số ROE trong các báo cáo tài chính của mình.

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Định nghĩa về ROE

Công thức tính ROE

Hiện nay, công thức tính ROE được thống nhất như sau:

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Công thức tính ROE hiện nay

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Tổng thuế phải đóng.
  • Vốn chủ sở hữu bình quân = Trung bình tổng vốn chủ sở hữu các kỳ.

Ý nghĩa ROE trong đầu tư, kinh doanh

Qua đây, ta có thể phần nào thấy được ý nghĩa ROE trong đầu tư, kinh doanh. Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp

  • Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nắm bắt tình hình kinh doanh của mình. ROE là một công cụ hỗ trợ điều đó.  Không thể hiện mức doanh thu, không cho thấy khả năng điều tiết kho,… nhưng chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, ROE cho doanh nghiệp biết mỗi đồng vốn của mình có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong thời gian được xem xét.

Ví dụ, nếu ROE = 15% trong một năm thì với số vốn 1 tỷ đồng, doanh nghiệp có thể thu về 150 triệu lợi nhuận.

  • Tạo cơ sở đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh

Giả sử, ROE của doanh nghiệp cao và ổn định, điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh đang rất tốt. Lúc này, doanh nghiệp có thể kêu gọi thêm đầu tư để mở rộng quy mô.

Ngược lại, nếu ROE có sự bất ổn và tương đối thấp, doanh nghiệp phải đánh giá, điều chỉnh chiến lược kinh doanh cũng như cân nhắc về việc gọi thêm vốn trong tương lai.

Tóm lại, chỉ số ROE là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá và điều chỉnh định hướng sản xuất, bán hàng phù hợp hơn, vừa để gia tăng lợi nhuận, vừa để hạn chế rủi ro, thua lỗ.

Đối với nhà đầu tư

Ý nghĩa ROE mang lại không chỉ dành cho doanh nghiệp mà cho cả nhà đầu tư, cụ thể:

  • Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp

Việc nắm bắt được ROE giúp nhà đầu tư có thể theo dõi nguồn vốn của mình, biết được doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư sẽ tham gia điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kịp thời “bảo vệ” số tiền mình đã đầu tư cho doanh nghiệp.

  • Góp phần quyết định đầu tư chính xác hơn

Khi đối sánh ROE giữa các công ty, doanh nghiệp cùng lĩnh vực, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn chính xác hơn về tiềm năng sinh lời. Từ đó, họ dễ dàng đưa ra quyết định nên lựa chọn rót vốn vào doanh nghiệp nào, mức đầu tư bao nhiêu thì hợp lý.

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Ý nghĩa ROE trong đầu tư, kinh doanh

Tất nhiên, ROE chỉ là một kênh đánh giá. Nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố tài chính và kinh doanh khác trước khi ra quyết định đầu tư. Song, đây vẫn là kênh tham khảo quan trọng.

2 cách tính chỉ số ROE không phải ai cũng biết

Tính chỉ số ROE qua báo cáo tài chính

Với công thức tính ROE, bạn có thể dễ dàng tìm ra tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định “Lợi nhuận sau thuế”, “Vốn chủ sở hữu bình quân” lại đòi hỏi kiến thức kế toán, tài chính nhất định.

Ví dụ: tính chỉ số ROE của công ty của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh trong năm 2018 qua báo cáo tài chính cùng năm.

Bước 1: Tính lợi nhuận sau thuế

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Tính lợi nhuận sau thuế qua báo cáo tài chính

Ở đây, lợi nhuận sau thuế (60) = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50) – Chi phí thuế TNDN hiện hành (51) – Chi phí thuế TNDN hoãn lại (52) = 69.436.576.282 (đồng)

Bước 2: Tính vốn chủ sở hữu bình quân

Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2 = (304.758.672.393 + 243.037.852.542)/2 = 273.898.262.468 (đồng)

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Cách tính chỉ số ROE qua báo cáo tài chính

Lý do chúng ta cần sử dụng các số liệu vốn chủ sở hữu đầu kỳ, cuối kỳ là do bản chất của dòng vốn trong doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian. Cũng vì vậy, ROE là chỉ số được xem xét trong khoảng thời gian nhất định, có thể là theo năm, theo quý hoặc theo tháng.

Bước 3: Tính ROE

Tới đây, ta có thể tính ra ROE của công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh trong năm 2018 là:

ROE = (69.436.576.282/273.898.262.468)x100% = 25.4 %

Xác định chỉ số ROE qua sàn giao dịch chứng khoán 

Bên cạnh việc tính toán trực tiếp qua báo cáo tài chính, hiện nay, bạn cũng có thể xác định ROE của một doanh nghiệp qua dữ liệu trên các sàn giao dịch chứng khoán.

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Xác định chỉ số ROE qua sàn giao dịch chứng khoán

Công việc của bạn là truy cập vào website sàn chứng khoán của công ty cần theo dõi, tìm đến mục “Dữ liệu”, vào phần “Báo cáo tài chính”, chọn “Chỉ tiêu tài chính” và xem chỉ số ROE (%).

Tuy nhiên, cách xác định này chỉ dành cho nhà đầu tư và thực hiện được với doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Lưu ý, các bước có thể khác đôi chút với từng website.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã thấy ROE có tầm quan trọng như thế nào trong đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài việc hiểu rõ ROE là gì hay công thức tính ROE ra sao, một câu hỏi khác cũng cần được quan tâm, đó là “Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?”.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cần đạt mức ROE từ 15% trở lên. Nếu dưới ngưỡng này, lợi nhuận tạo ra không cao và doanh nghiệp đó không phải là lựa chọn tốt để đầu tư.

kinh nghiệm, kinh doanh, những điều bạn cần nắm chắc về chỉ số roe khi kinh doanh, đầu tư

Chỉ số ROEbao nhiêu là tốt?

Thực tế, việc xác định mức hiệu quả của chỉ số ROE đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau và cần dựa trên các yếu tố chính sau: lĩnh vực kinh doanh, ROE thay đổi do đâu.

Đầu tiên, một số ngành kinh doanh có chỉ số ROE cao hơn các ngành khác. Ví dụ: Vào năm 2020, các công ty trong ngành công nghiệp ô tô có ROE tiêu chuẩn là khoảng 12,5%. Còn mức ROE của công ty trong lĩnh vực bán lẻ là hơn 18%.

Thứ hai, nếu ROE cao do “Lợi nhuận sau thuế” tăng thì chắc chắn tốt hơn do “Vốn chủ sở hữu bình quân” giảm và ngược lại. Ở một góc độ nào đó, các chỉ tiêu liên quan tới ROE có thể được doanh nghiệp tác động, làm thay đổi. Từ đó, tạo ra những hiểu lầm đáng kể cho nhà đầu tư nếu không phân tích kỹ lưỡng.

Qua đây, ta thấy được việc đánh giá về ROE nên đặt trong tham chiếu giữa các công ty cùng lĩnh vực, cùng yếu tố tạo nên sự thay đổi (lợi nhuận hay vốn) và trong khoảng nhiều năm thay vì từng năm.

FAQ

Tôi là nhà đầu tư mới thì nên chọn công ty có chỉ số ROE cao hay thấp?

Như đã chia sẻ, doanh nghiệp nào có mức ROE càng cao thì càng đáng lựa chọn để đầu tư, nhất là vượt ngưỡng 15%. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét, tham chiếu chỉ số ROE của doanh nghiệp định đầu tư với các công ty trong cùng lĩnh vực và xem ROE cao hơn nhờ chỉ số nào (lợi nhuận hay vốn). Ngoài ra, việc đánh giá ROE cũng nên đặt trong nhiều năm thay vì từng năm.

Đối với nhà đầu tư, vai trò của ROE là gì?

Đối với các nhà đầu tư, việc đánh giá ROE cho phép họ biết được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp có tốt không, tạo ra được nhiều lợi nhuận không.

Trong trường hợp nguồn vốn đang thiếu hiệu quả, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhằm hạn chế rủi ro như: tham gia điều chỉnh chiến lược kinh doanh (với một số trường hợp góp vốn nhất định); rút vốn, thay đổi lựa chọn đầu tư,…

Một ý nghĩa khác, ROE giúp nhà đầu tư thấy được tiềm năng sinh lời khi đối sánh giữa các doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể quyết định lựa chọn chính xác hơn việc rót tiền vào doanh nghiệp nào có lợi hơn.

Đăng bởi: Chừ Vừ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก