Khởi Nghiệp Kinh Doanh Kinh Nghiệm

Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục

Hiện nay, nhu cầu mở trường mầm non tư thục ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, với những ai lần đầu mở trường, đầu tư vào giáo dục mầm non sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục cho những ai đang có ý định kinh doanh loại hình này.

Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục

Xin giấy phép kinh doanh và hoạt động

Xin giấy phép kinh doanh là việc cơ bản đầu tiên mà bạn cần làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các loại giấy tờ cần chuẩn bị. Việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh tượng tự hình thức doanh nghiệp tư nhân ngành nghề giáo dục mầm non. Tiếp theo, hãy liên hệ trực tiếp phòng giáo dục tại quận, huyện nơi mà bạn chuẩn bị mở trường, để được hướng dẫn một cách chi tiết về điều kiện và các thủ tục.

chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, mô hình trường mầm non tư thục, kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, khởi nghiệp, kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục

Xin giấy phép kinh doanh là việc cơ bản đầu tiên mà bạn cần làm

Những hồ sơ xin giấy cấp phép thường bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập trường.

– Đề án tổ chức, hoạt động thành lập trường.

– Luận chứng khả thi (theo quy định tại Điều 8 – Điều lệ trường mầm non).

– Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động.

– Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường.

– Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về việc thuê nhà đất, cơ sở vật chất (nếu thuê nhà đất).

– Ý kiến của Phòng Giáo dục về kết quả thẩm định và cho phép thành lập trường.

– Hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Hội đồng quản trị, giáo viên, nhân viên gồm: đơn, lý lịch, giấy khám sức khỏe , hộ khẩu phô tô, các văn bằng chứng chỉ…

Với chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục này, bạn cần lưu ý đến đề án thành lập trường cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như quy hoạch các mạng lưới phát triển cơ sở giáo dục của từng địa phương. Đồng thời, bạn cũng phải xác định thật kỹ lưỡng và rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình cũng như nội dung giáo dục trong đề án; những điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, địa điểm xây dựng, các bộ máy, nguồn lực nhân sự và tài chính…

Nơi đặt cơ sở trường cần phải thỏa mãn các điều kiện như: gần khu dân cư, phù hợp với quy hoạch chung, giao thông thuận tiện, thiết kế không gian thoáng mát tạo môi trường tốt nhất để chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Mặt bằng và cơ sở vật chất

– Khi mở trường mầm non tư thục, bạn cần đảm bảo thiết kế xây dựng đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khuôn viên trường có tường ngăn cách với bên ngoài, xây dựng cồng đảm bảo an toàn cho các bé.

– Diện tích phòng sinh hoạt chung phải đảm bảo mật độ tối thiểu là 1,5m2/trẻ.

– Phòng ngủ phải tối thiểu 1,2m2/trẻ.

– Phòng vệ sinh có diện tích trung bình tối thiểu là 0,4m2/trẻ.

chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, mô hình trường mầm non tư thục, kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, khởi nghiệp, kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục

Mặt bằng và cơ sở vật chất phải đáp ứng đủ các tiêu chí

Người quản lý trường mầm non phải có những yêu cầu sau:

– Có tối thiểu bằng trung cấp.

– Dưới 65 tuổi.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý/chứng chỉ bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày.

– Yêu cầu của Hiệu trường mầm non cũng tương tự, cần hoàn thành chương trình nghiệp vị quản lý giáo dục.

Chọn địa điểm kinh doanh

Những địa điểm trường mầm non mở sẽ là những nơi trung tâm có nhiều hộ gia đình, an ninh ở những khu vực này cần được đảm bảo để nâng cao sự an toàn cho trẻ. Bạn cần lưu ý chọn điểm trường gần những đường trục chính thuận tiện đi lại, môi trường ở gần khục vuejc này cần xanh, sạch đẹp.

Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh

Trong chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, để trường được hoạt động hiệu quả thì không thể không nhắc đến đội ngũ giáo viên trong trường. Họ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc tuyển dụng giáo viên mầm non tâm huyết với nghề là việc mà bạn cần lưu ý. Việc tuyển dụng giáo viên có sức khỏe, phẩm chất, đạo đức và có tình yêu thương đối với trẻ cũng khá đau đầu.

Số lượng giáo viên cần phải cân đối với số trẻ, như vậy mới tránh được tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ, không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ và ảnh hưởng đến thương hiệu của trường.

Nhà trường nên cân đối đội ngũ giáo viên với số lượng học sinh như sau:

– Trung bình 10 – 15 học sinh mẫu giáo/giáo viên.

– 6 đến 7 trẻ từ 13 – 18 tháng/giáo viên.

– 8 đến 9 trẻ từ 19 – 24 tháng/giáo viên.

– 10 đến 12 học sinh 25 – 36 tháng/giáo viên.

– 4 đến 5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên.

– Không quá 15 nhóm trẻ/lớp mẫu giáo.

Cơ chế dạy và học

Khi mở trường mầm non tư thục, chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục cần tuân theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, chương trình học còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo của các cô giáo. Đây là những chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.

Cách xây dựng hình ảnh, thương hiệu

Việc xây dựng chiến dịch Marketing cho trường mầm non là việc làm mà bạn không nên bỏ qua. Những thông tin và các chương trình đặc biệt của nhà trường cần phải khéo léo chia sẻ đến phụ huynh thông qua các kênh truyền thông của trường như: website, Fanpage, Zalo…

Một trong những hình thức xây dựng hình ảnh của trường hiệu quả đó là lưu lại những hoạt động trên học trên lớp và các buổi trải nghiệm dã ngoại toàn trường mang lại nhiều kiến thức thực tế cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến các cá nhân, tổ chức hỗ trợ tư vấn xây dựng hình ảnh.

Một số rủi ro khi đầu tư trường tư thục

Cạnh tranh

Hiện nay, có rất nhiều trường tư thục mở ra vậy nên sự cạnh tranh khá lớn sẽ gây khó khăn cho vieenc tuyển lượng học sinh dẫn tới lợi nhuận ngành sẽ giảm xuống do các trường cạnh tranh về giá

Việc cạnh tranh cũng dẫn dễ tới tình trạng giáo viên dễ nhảy việc: để giảm thiểu sự cạnh tranh và vượt qua đối thủ cần nâng cao trình độ giáo viên, tạo sự khác biệt trong quá trình giảng dạy. Cạnh tranh bằng chất lượng và khác biệt hóa chứ không phải cạnh tranh bằng giá cả.Rủi ro về chi phí

Chi phí mở trường

chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, mô hình trường mầm non tư thục, kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, khởi nghiệp, kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục

Chi phí mở trường rất lớn đó cũng là một rủi ro, do đặc thù của mô hình kinh doanh này là thu hồi vốn chậm nên vốn phải lớn. Ban đầu do lượng học sinh ít, trường chưa được nhiều người biết đến nên chưa có lợi nhuận.

Chi phí thuê mặt bằng và chi phí trả lương cho giáo viên, nhiều trường mầm non do không đủ chi phí đã phải đóng cửa hoặc sang nhượng trước khi đến với thời điểm sinh lợi nhuận.

Do vậy để duy trì được hoạt động thì bạn phải có một số vốn dự trù đối với cơ sở vật chất và tiền thuê mặt bằng. Đồng thời cũng có dự trù tiền lương cho giáo viên trong khoảng 6 tháng. Kinh nghiệm của một số chủ trường là không nên tốn quá nhiều chi phí cho mặt bằng và cắt giảm các chi phí không cần thiết trong giai đoạn đầu.

Rủi ro về chính sách nhà nước

Chính sách của nhà nước về giáo dục mầm non vẫn đang thay đổi và hoàn thiện. Vì vậy nếu trường mầm non không đảm bảo hoạt động theo quy định sẽ gặp nhiều khó khăn với những chính sách của nhà nước.

Việc thành lập trường mầm non tư thục không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần đầu tiên đầu tư vào loại hình này. Để hạn chế được những rủi ro khi lựa chọn hình thức kinh doanh này chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo những khoá học kinh doanh trên Unica để có được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, ý tưởng mới để kinh doanh hiệu quả. Với những chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục trong bài viết trên, hy vọng rằng đã cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Kinh doanh nhà trẻ tư thục – Trường mầm non tư thục”

XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đăng bởi: Nguyễn Hạnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก