Khởi Nghiệp

Kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam sau 2 lần thất bại thảm hại

Bạn muốn khởi nghiệp thành công nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam bằng một câu chuyện thực tiễn, nhằm giúp bạn đúc rút cho mình những bài học quý báu trước khi ôm mộng và sẵn sàng lên đường hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp.

Giai đoạn 1: Con đường đi tìm ý tưởng kinh doanh

Vừa tốt nghiệp phổ thông, tôi ôm giấc mộng khởi nghiệp và quyết tâm phải thực hiện được nó, mặc dù gia đình tôi không có truyền thống kinh doanh. Cha mẹ tôi đều là công nhân viên chức nhà nước, dù không giàu nhưng cũng đủ ăn đủ mặc. Và thật may mắn vì tôi được sống trong một môi trường giáo dục tốt, cùng với tình yêu thương vô bờ bến của gia đình.

Tôi bước chân vào giảng đường đại học với bao hoài bão và quyết tâm lập kế hoạch kinh doanh, để sau khi ra trường tôi có thể bắt tay vào khởi nghiệp. Ý tưởng đầu tiên mà tôi đề ra đó là mở một cửa hàng kinh doanh giày dép, quần áo. Nhưng kế hoạch này đã tan theo mây khói chỉ sau vài ngày tìm hiểu.

kinh nghiệm khởi nghiệp ở việt nam, cơ hội khởi nghiệp tại việt nam, phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh, kinh nghiệm khởi nghiệp ở việt nam sau 2 lần thất bại thảm hại

Con đường đi tìm ý tưởng kinh doanh không hề đơn giản như tôi nghĩ. Ảnh minh họa

Sau đó, tôi nảy sinh ý tưởng kinh doanh kính mắt với quy mô lớn. Với ý tưởng này, tôi cũng bắt tay vào tìm hiểu, tìm kiếm thông tin, phân tích thị trường. Ngoài ra, tôi cũng gặp gỡ những người bạn đã từng mở hiệu kính mắt để trau dồi thêm.

Đây chính là ý tưởng mà tôi ấp ủ lớn nhất. Nhưng đến khi tôi ra trường, việc kinh doanh kính mắt đã trở nên bão hòa. Thêm một lần nữa ý tưởng kinh doanh trôi theo dòng nước. Và bây giờ tôi rút ra kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam đó là “Khi đã xác định kinh doanh bất kì một mặt hàng nào thì phải dựa vào nhu cầu của thị trường, chứ không thể đi ngược với nhu cầu của thị trường”.

Giai đoạn 2: Gian nan đi tìm ý tưởng kinh doanh

Trong một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi được sắp xếp ở cùng một đồng nghiệp. Anh đồng nghiệp này hơn tôi 3 tuổi và rất giỏi về công nghệ và cũng có máu kinh doanh. Sau vài lần trò chuyện, chúng tôi quyết định hợp tác để mở công ty chuyên về công nghệ máy móc, thiết bị.

Ban đầu chúng tôi thỏa thuận góp vốn 50/50 nhưng vì anh đồng nghiệp chưa vay được vốn nên bảo tôi ứng trước vốn ra, khi nào gom đủ anh sẽ đưa lại cho tôi. Vậy là tôi làm theo lời anh ấy để đưa công ty đi vào hoạt động. Nhưng sau 6 tháng, doanh thu thu về không được một đồng lãi nào mà lúc nào cũng trong tình trạng âm. Tôi nghĩ rằng, do chúng tôi chưa có kinh nghiệm khởi nghiệp công nghệ, cũng như chưa có kế hoạch tiếp thị và phát triển cụ thể.

Khi thấy tình hình kinh doanh không hiệu quả, anh đồng nghiệp đã không chịu góp số vốn như đã thỏa thuận ban đầu mà luôn tìm lý do trốn tránh. Đúng là “của đau con xót”, mọi hoạt động của công ty từ lớn đến nhỏ đều một tay tôi gánh vác, còn anh đồng nghiệp thì chẳng mảy may quan tâm.

kinh nghiệm khởi nghiệp ở việt nam, cơ hội khởi nghiệp tại việt nam, phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh, kinh nghiệm khởi nghiệp ở việt nam sau 2 lần thất bại thảm hại

Sau 6 tháng, doanh thu lúc nào cũng trong tình trạng âm. Ảnh minh họa

Sau một thời gian tiếp tục “dậm chân tại chỗ”, tôi nhận ra rằng khi không có kế hoạch và chiến lược rõ ràng nên tôi mới thất bại. Và tôi đúc rút ra kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam đó là không nên chọn ngành nghề kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Vì ngành mà tôi chọn khá mới mẻ so với một thị trường tỉnh lẻ, chính vì vậy việc thất bại sẽ sớm muộn xảy ra. Cuối cùng, tôi đã phải đóng cửa công ty và chịu lỗ. Còn anh chàng đồng nghiệp kia thì bạt vô âm tín.

Giai đoạn 3: Hành trình thành công

Mặc dù kinh doanh thất bại nhưng mang lại cho tôi rất nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm và bài học “xương máu”. Tôi lại có thêm một kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam đó là không nên vội vã thực hiện ý tưởng kinh doanh khi chưa có kế hoạch và chiến lược, không nên làm ăn chung, tốt nhất là tự kinh doanh. Còn nếu làm ăn chung thì phải chọn đối tác và đưa ra các quy định thật kỹ lưỡng.

Từ việc nghiên cứu thị trường online, mô hình kinh doanh khôn ngoan của các bậc thầy triệu đô, phát triển quan hệ bán hàng tự động bằng Email Auto… Nhờ vậy mà tôi đã khởi nghiệp thành công sau những lần thất bại đắng cay,

Trên đây là hành trình khởi nghiệp của tôi, con đường tôi đi đã gặp không ít thất bại, nhưng với ý chí và niềm đam mê, giờ đây tôi đã có được “gặt hái” được trái ngọt. Với những chia sẻ này, tôi hy vọng rằng bạn sẽ đúc rút được kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam để không gặp phải những thất bại không mong muốn giống như tôi.

Đăng bởi: Lưu Mạnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก