Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Định vị sản phẩm là gì? Những cách định vị sản phẩm phổ biến nhất

Bạn muốn học kinh doanh và bán hàng thành công mang lại lợi nhuận cao, ngoài chính sách về giá thì việc định vị sản phẩm là yếu tố vô cùng cần thiết để có thể xây dựng được niềm tin đối với khách hàng. Để hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến định vị sản phẩm là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Định vị sản phẩm là gì

Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đồng nghĩa với việc xuất hiện rất nhiều những đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành nghề. Việc tạo ra những nét riêng nổi bật của sản phẩm mà các đối thủ khác không có nhằm giúp khách hàng nhận biết một cách dễ dàng sản phẩm đó là của doanh nghiệp bạn, thì đó được gọi là định vị sản phẩm. Hay nói cách khác, định vị sản phẩm chính là việc phác thảo tất cả các tính năng làm cho sản của bạn trở nên độc đáo hơn, tốt hơn các sản phẩm khác.

Hãy coi việc định vị sản phẩm là nền tảng của sản phẩm – thông điệp này sẽ thúc đẩy phần còn lại của kế hoạch tiếp cận thị trường của bạn, từ nội dung mà nhóm tiếp thị của bạn tạo ra cho đến cách nhóm bán hàng của bạn nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Nếu không có nó, kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ thất bại khi bị áp lực trước đối thủ cạnh tranh. Định vị sản phẩm hiệu quả xem xét đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp bạn, nhu cầu của khách hàng và cách sản phẩm của bạn có thể giải quyết trực tiếp những nhu cầu đó hay không.

định vị sản phẩm là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, định vị sản phẩm là gì? những cách định vị sản phẩm phổ biến nhất

Tìm hiểu thuật ngữ “định vị sản phẩm”

Tại sao định vị sản phẩm lại quan trọng

Sau khi giải thích thuật ngữ “định vị sản phẩm” là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng của việc định vị sản phẩm đối với việc xây dựng các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp thông qua các luận điểm dưới đây.

Hiểu nhu cầu khách hàng

Định vị sản phẩm hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu của khách hàng để từ đó lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp và thông điệp chính để gây ấn tượng với khách hàng. Định vị sản phẩm bắt đầu bằng việc xác định các phân khúc thị trường cụ thể, thích hợp để nhắm mục tiêu.

Ngoài việc xác định khách hàng dựa trên các thuộc tính nhân khẩu học và tâm lý học (tính cách / lối sống), các nhà tiếp thị cần hiểu nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, để truyền tải rõ ràng giá trị như một phần của kế hoạch tiếp thị của họ.

định vị sản phẩm là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, định vị sản phẩm là gì? những cách định vị sản phẩm phổ biến nhất

Định vị sản phẩm để thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Cân nhắc áp lực cạnh tranh

Các nhà tiếp thị phải cân nhắc áp lực cạnh tranh khi họ đang xem xét các yếu tố định vị của kế hoạch tiếp thị của họ. Định vị hiệu quả truyền tải cho người tiêu dùng lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty này nên được ưu tiên hơn các lựa chọn cạnh tranh khác dựa trên những gì công ty biết về nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Kế hoạch tiếp thị hiệu quả xác định rõ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào và theo những cách nào.

Nhắm mục tiêu các kênh truyền thông

Định vị sản phẩm giúp các nhà tiếp thị xem xét dịch vụ của họ khác với những sản phẩm khác mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nhưng nếu chỉ qua góc nhìn nội bộ, các nhà tiếp thị chưa thể truyền đạt được hết ý nghĩa thật sự cho đối tượng mục tiêu. Để làm được điều này một cách hiệu quả, người làm marketing phải chọn các kênh truyền thông khác nhau để kết nối với khán giả mục tiêu mà họ sẽ dễ tiếp nhận những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

5 Cách định vị sản phẩm trên thị trường

Hiểu “định vị sản phẩm là gì”, mời bạn đọc tìm hiểu 5 cách định vị sản phẩm ấn tượng trên thị trường dành cho doanh nghiệp thông qua nội dung dưới đây.

1. Định vị bằng giá bán

Giá bán không chỉ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng mà nó còn là một minh chứng cụ thể cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp. Vì vậy, tùy vào chiến lược marketing mà việc định vị sản phẩm qua giá bán có thể cao nhất hoặc thấp nhất so với các thủ cạnh tranh khác.

2. Định vị bằng phân khúc người tiêu dùng

Xuất phát từ hình thức phân tích thị trường dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của một nhóm khách hàng cụ thể, hình thức định vị bằng phân khúc người tiêu dùng cụ thể giúp sản phẩm trở nên thân thiện hơn với khách hàng.

Cách định vị người dùng giúp cho thương hiệu gần gũi hơn bởi nó thể hiện xuất phát của sản phẩm được nghiên cứu từ nhu cầu và mong muốn cụ thể của một nhóm người. Tuy nhiên để vận dụng thành công phương thức này doanh nghiệp cần am hiểu và đánh giá các phân khúc khách hàng chính xác.

3. Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh

Việc dựa trên những tính năng nổi trội của sản phẩm mà các đối thủ khác không có sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường để có thể triển khai chiến lược định vị sản phẩm vô cùng hiệu quả.

4. Định vị dựa vào đặc tính của sản phẩm

Với cách này, việc các doanh nghiệp thấu hiểu và xác định được nhu cầu và lợi ích mà người tiêu dùng thật sự kỳ vọng khi tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến sản phẩm như: tính năng, ưu điểm, giá thành… sẽ giúp cho các doanh nghiệp không chỉ tạo ra được sự khác biệt, độc đáo mà nó còn là một trong yếu tố làm nên những điều đặc biệt cho thương hiệu của mình.

Với cách định vị này đòi hỏi doanh nghiệp hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong muốn khi sửu dụng sản phẩm của bạn, đồng thời cũng biết nắm bắt được mức độ nhận thức của khách hàng về các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Nói cách khác thì định vị sản phẩm là dựa vào đặc tính của sản phẩm để xây dựng hình ảnh khác biệt, đặc biệt cho thương hiệu. Định vị sản phẩm của coca cola trong mắt người tiêu dùng chính là “Contour bottle” hay chai thân cong, hình ảnh này được lấy cảm hứng từ vỏ của quả cacao với nhãn dán màu đỏ.

5. Định vị theo giá trị

Việc triển khai chiến lược định vị sản phẩm theo giá trị phải đảm bảo yếu tố chất lượng đi kèm mới có thể thuyết phục được khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình.

định vị sản phẩm là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, định vị sản phẩm là gì? những cách định vị sản phẩm phổ biến nhất

Định vị sản phẩm bằng giá bán

Các chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả

Chiến lược More for more

Chiến lược này được sử dụng cho các doanh nghiệp có hướng kinh doanh, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn từ đó đinh giá cao hơn đối thủ. Chiến lược này thường gắn liền với những nền kinh tế phát triển, đối tượng khách hàng hướng tới là những người có kinh tế ổn định.

Chiến lược More for the same

Với việc đưa ra mức gia ngang bằng với giá của đối thủ nhưng chất lượng lại cao hơn. Bởi trên thị trường hiện nay có qua nhiều đối thủ cạnh tranh để đánh bại họ bạn nên sử dụng chiến lược này.

Chiến lược More for less

Chiến lược này công ty đưa ra giá thấp hơn mức giá của đối thủ nhưng chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm lại cao hơn. Tuy vậy, chiến lược này không nên áp dụng lâu dài vì chi phí bỏ ra cao hơn so với lợi nhuận thu về.

Chiến lược Less for much less

Đối với các doanh nghiệp phân khúc khách hàng nhắm đến là những người có thu nhập thấp thì đây chính là chiến lược khá phù hợp cho đội ngũ marketing. Sản phẩm có chất lượng thấp hơn đối thủ và mức giá công tu đưa ra cũng thaaos nhất có thể. Bởi những người thu nhập thấp họ thường quan tâm tới những sản phẩm giá ẻ mà thôi.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu định vị sản phẩm là gì và 5 cách thức định vị sản phẩm vô cùng hữu ích. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả để nâng cao hiệu suất kinh doanh cũng như khẳng định được thương hiệu hiệu trên thị trường.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công !

Đăng bởi: Quyền Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก