Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới

Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh thì phải tập hợp được mọi nguồn lực con người để xây dựng và phát triển theo một nền văn hóa doanh nghiệp mang tính đặc thù. Trong bài viết hôm nay, UNICA sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm những gì.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Bao gồm những thái độ, niềm tin, giá trị văn hoá được xây dựng trong quá trình phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp cũng chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp

các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới

Lợi ích của văn hóa doanh nghiệp

– Tăng cường sự gắn bó người lao động và công ty

– Tạo dựng sự phát triển bền vững

– Phân biệt bản sắc của từng doanh nghiệp

– Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp

1. Định hướng kinh doanh

Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, nó bao gồm tính chính xác trong triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi. Đây được xem là nền tảng cơ bản để xây dựng và phát triển các định hướng hoạt động tương lai của tổ chức và chi phối các quyết định. Triết lý kinh doanh được xem là niềm tin, là giá trị không thể thay đổi bởi thời gian và hay hoàn cảnh.

Do đó, để văn hóa doanh nghiệp thành công thì người lãnh đạo cao nhất cần có sự cam kết dẫn dắt công ty đi đúng triết lý kinh doanh của mình.

2. Yếu tố giá trị

Yếu tố giá trị chính là yếu tốt cốt lõi của nền văn hóa doanh nghiệp, công ty đó. Nếu như tầm nhìn ảnh hưởng tới mục tiêu, thì giá trị sẽ ảnh hưởng tới hành vi, tư duy thực hiện hóa tầm nhìn đó. Cụ thể sẽ dẫn tới các dạng văn hóa doanh nghiệp như

– Định hướng kết quả: nhấn mạnh vào những thành tựu và kết quả đạt được

– Định hướng con người: chú trọng vào sự công bằng, khoan dung và tôn trọng cá nhân trong tập thể

– Định hướng nhóm: khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, hợp tác

– Để ý tới chi tiết: như đánh giá độ chính xác, tiếp cận tình huống và vấn đề theo hướng phân tích

– An toàn: đảm bảo chế độ phúc lợi và sự ổn định trong công việc cho nhân viên

– Sáng tạo: khuyến khích thử nghiệm và chấp nhận rủi ro

– Cạnh tranh: thúc đẩy tinh thần cạnh tranh, phấn đấu

Giá trị là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Vậy nên, sự độc đáo của các giá trị đều không quan trọng bằng việc thực hiện và duy trì nó.

3. Yếu tố thực tiễn

các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới

Tất cả giá trị sẽ không còn quan trọng nếu chúng ta không thực hành chúng. Một triết lý cho rằng nếu một tổ chức tuyên truyền rằng: “Con người là tài sản tuyệt vời nhất của chúng ta” thì tổ chức đó nên sẵn sàng đầu tư vào con người theo nhiều cách.

Tương tự, nếu một tổ chức đánh giá theo hệ thống phân cấp “phẳng”, công ty này phải khích lệ, động viên nhiều thành viên cấp dưới dù cho có bất đồng ý kiến trong cuộc thảo luận mà không sợ hãi hoặc có những phản ứng tiêu cực.

Dù cho giá trị doanh nghiệp là thấp hay cao, thì cũng cần phải tăng cường các tiêu chí đánh giá và chính sách thăng chức. Đồng thời lãnh đọa nên đặt ra các nguyên tắc haotj động trong cách thức thực hiện công việc hàng ngày của công ty mình.

4. Yếu tố con người

– Một trong những yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp đó là con người. Nếu không có con người thì bất cứ công ty, doanh nghiệp nào có thể tạo dựng nên nền văn hóa thống nhất.

– Con người có thể định hình được tầm nhìn mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp. Ngoài ra, con người cũng có thể sẵn sàng chia sẻ giá trị cốt lõi và đủ khả năng thực hiện và duy trì các giá trị đó. Đây cũng lý giải tại sao các công ty nước ngoài thường có chính sách tuyển dụng khắt khe và nghiêm ngặt đối với quy trinh tuyển dụng, họ luôn tìm những ứng viên không chỉ có kiến thức kỹ năng tốt mà còn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ

– Con người sẽ gắn bó với nơi mà họ yêu thích. Việc mang xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể củng cố được sự chặt chẽ, liên kết mà tổ chức đang có.

5. Yếu tố sức mạnh câu chuyện

Với mỗi doanh nghiệp, công ty sẽ gắn với một câu chuyện lịch sử độc đáo, đây chính là phần di sản của công ty đó được họ coi trọng và giữ gìn. Vậy nên, khả năng khám phá, tường thuật lại câu chuyện cũng là một việc sáng tạo của văn hóa doanh nghiệp.

Yếu tốt sức mạnh câu chuyện đó có thể ví dụ: cách Coca-Cola đã sử dụng một nguồn lực lớn để kỷ niệm di sản, thậm chí có là một thế giới của bảo tàng Coke tại Atlanta. Hoặc có thể không trang trọng như những câu chuyện về niềm đam mê thư pháp từ nhỏ của Steve Jobs đã định hình nên thẩm mỹ văn hóa tại Apple.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng được tìm thấy, định hình, và tường thuật lại một cách hấp dẫn, lôi cuốn.

6. Môi trường làm việc

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là doanh nghiệp đó đã xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Các doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, bên cạnh đó cần phải tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo tìm ra cách giúp giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy các cá nhân phải hình thành những thói quen, phong cách làm việc cũng phương phương pháp ứng xử văn minh, lịch sự

7. Quy trình quy định

các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm các quy trình, quy định, các chính sách nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách ổn định, hiệu quả, có quy tắc theo chuẩn. Không những thế đây được xem là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng, làm cho khách hàng hài lòng khi sử dụng và trở thành tập khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

8. Hệ thống trao đổi thông tin

Công nghệ 4.0 phát triển với tốc độ rất nhanh, doanh nghiệp không thể lạc hậu với dây truyền truyền thống. Hệ thống trao đổi thông tin được xem là lớp thứ tư trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho việc trao đổi thông tin trở nên đa dạng, nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Hệ thống này đảm bảo chính xác mọi thông tin cần thiết khi doanh nghiệp thu thập đều chính xác, xử lý và lưu trữ thành công. Đồng thời, nó còn có thể chia sẻ tới mọi thành viên trong công ty để giúp cho nhân viên công ty có thể lập kế hoạch, định hướng xây dựng chiến lược phát triển thị trường…

9. Phong trào doanh nghiệp

Đây lớp cuối cùng trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, nó được thể hiện ra bên ngoài và được nhiều người nhận thấy như đời sống của nhân viên, các chương trình kết nối doanh nghiệp, các buổi sinh hoạt công ty. Dù lớp này không tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các phong trào, hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ khác, làm cho hình ảnh công ty trước cộng đồng tốt hơn, gián tiếp giúp cho doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu.

Một trong những tổ chức phát triển rất tốt các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp là tập đoàn Vingroup. Ở đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng xây dựng tập đoàn với tầm nhìn định hướng phát triển công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ hàng đầu Việt Nam, doanh nghiệp không ngừng đổi mới sáng tạo để nâng tầm chất lượng người Việt. Không những thế, Vingroup có triết lý kinh doanh đi theo 6 giá trị “Tín – tâm – trí – tốc – tinh – nhân” với chữ tín được đặt lên hàng đầu và là danh dự của doanh nghiệp.

Không những thế, nhân viên ở đây luôn cố gắng phát triển toàn diện bản thân, có đủ đức và tài, nỗ lực học hỏi, nỗ lực hết mình, luôn lấy văn hóa doanh nghiệp làm kim chỉ nam điều chỉnh hành vi của mình, để có những đóng góp đến doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên của Vingroup luôn coi người lao động của mình là tài sản quý giá, Phạm Nhật Vượng luôn xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, thoải mái, năng động để nhân viên có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình.

các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới

Hình ảnh tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup

Thêm nữa, sự quyết liệt, nhiệt huyết trong các phong trào doanh nghiệp dẫn đến sự phát triển mạnh cho tập doanh như ngày nay. Đây cũng được xem là nét đặc trưng của Vingroup trong các hoạt động văn thể và hoạt động vì cộng đồng như các chương trình kết nối nhân viên với lãnh đạo, nhảy Flashmob, bóng chuyền, các tour teambuilding, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chiến dịch đào tạo nhân viên…

Trên đây là các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới mà UNICA muốn chia sẻ đến mọi người, Thông qua bài viết, chúng tôi chỉ muốn gửi đến các bạn thông điệp đơn giản rằng: “Văn hóa doanh nghiệp phát triển tốt thì tổ chức mới có thể thành công và có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh”.

Điều cuối cùng mà Blog Unica muốn nhắn nhủ đến bạn là hãy kiên trì, vững lòng tin và đừng quên bổ sung cho mình thêm kiến thức từ những khoá học kinh doanh tại Unica để phát triển việc kinh doanh của bạn xa hơn nhé!

Đăng bởi: Bùi Ngọc Thơm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก