Đặc Sản

Bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người Inuit

Kiviaq nằm trong danh sách những “món ăn kinh dị nhất thế giới” bởi sự độc đáo từ cách chế biến, thưởng thức đến hương vị.

Trước đây, Kiviaq được xem là món ăn “cứu đói” của người Inuit trong mùa đông khắc nghiệt. Ngày nay, nó được biết đến là một trong những “món ăn kinh dị nhất thế giới”. (Ảnh minh họa)Kiviaq là đặc sản của người Inuit sống tại Greenland, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Món ăn có từ nhiều thế kỷ trước và tồn tại đến nay. Nếu như trước đây Kiviaq được dùng như món ăn “cứu đói” của người bản địa thì nay nó được dùng như một đặc sản, được thưởng thức trong những dịp đặc biệt như Giáng sinh, sinh nhật…Được biết, ban đầu món ăn được tạo ra để đảm bảo thức ăn trong những tháng mùa đông khắc nghiệt. Thời điểm đó, thực phẩm vốn đã khan hiếm. Mùa đông khắc nghiệt, bóng tối và băng tuyết khiến việc săn bắt càng khó khăn gấp bội. Lúc này, các túi thịt Kiviaq sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng cho người dân.Để có được món Kiviaq thành phẩm, người Inuit phải chuẩn bị nguyên liệu trước khi mùa đông về. Khi đó, họ sẽ thu gom 300-500 chú chim auk (một loại chim biển nhỏ) và một con hải cẩu.Hải cẩu sẽ được lọc hết thịt, chỉ để lại phần mỡ dày dưới da, tạo hình một chiếc túi. Tiếp đó, người dân sẽ nhồi toàn bộ số chim đã chuẩn bị sẵn vào bụng hải cẩu.Sau khi nhồi những chú chim còn nguyên lông, đầu, chân cánh và nội tạng, người ta sẽ khâu kín miệng túi da.Người ta sẽ dùng lực mạnh hoặc giẫm trực tiếp lên túi da để đẩy không khí bên trong ra ngoài. Lớp da, đặc biệt phần khâu, sẽ được bôi một lớp mỡ hải cẩu dày nhằm tránh ruồi thâm nhập. Cuối cùng, túi da sẽ được nén dưới rất nhiều tảng đá lớn để quá trình lên men diễn ra thuận lợi.Kiviaq cần lên men tối thiểu 3 tháng, đôi khi có thể kéo dài 18 tháng trước khi thưởng thức.Người dân bản địa thường ăn Kiviaq trực tiếp, không qua bất kỳ khâu chế biến nào. Kiviaq cực nặng mùi, song đối với người dân nơi đây thì nó là đặc sản khó cưỡng.Quá trình lên men, mỡ hải cẩu giúp thịt chim trở nên mềm mại, đậm vị. Trước khi ăn, thực khách sẽ loại bỏ phần lông còn sót lại, rửa sạch rồi thưởng thức từ phần đầu. Tiếp đó, dùng miệng hút hết dịch trong chim rồi mới ăn đến những bộ phận khác.Thịt Kiviaq được mô tả rất dính, mùi thối sộc thẳng vào mũi, vẻ ngoài không mấy hấp dẫn. Tuy vậy, nó lại được xem như món cao lương mỹ vị với người bản xứ. Khẩu vị mạnh khiến họ rất thích thú với hương vị tương tự như pho mát lâu năm món ăn mang lại.Phần Kiviaq ngon nhất là tim của những chú chim nhỏ. Dịch ruột dù khá “dọa người” song không hề bị bỏ phí, được tận dụng để làm nước sốt cho những món khác.Thực tế, không chỉ người dân Greenland có khẩu vị mạnh. Những người sống ở xứ lạnh, sát vòng Bắc Cực khá quen thuộc với những món ăn bốc mùi, tanh đậm như Hákarl, cá mập lên men, Strömming…Dù vậy, không ít trường hợp ngộ độc khi ăn Kiviaq chế biến không đảm bảo. Báo chí từng ghi nhận câu chuyện bi thảm của một lão ông địa phương chết vì đặc sản bốc mùi này. Trong đám tang, nhiều vị khách tiếp tục bị ngộ độc, buộc phải nhập viện sau khi ăn Kiviaq.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Trước đây, Kiviaq được xem là món ăn “cứu đói” của người Inuit trong mùa đông khắc nghiệt. Ngày nay, nó được biết đến là một trong những “món ăn kinh dị nhất thế giới”. (Ảnh minh họa)

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Kiviaq là đặc sản của người Inuit sống tại Greenland, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Món ăn có từ nhiều thế kỷ trước và tồn tại đến nay. Nếu như trước đây Kiviaq được dùng như món ăn “cứu đói” của người bản địa thì nay nó được dùng như một đặc sản, được thưởng thức trong những dịp đặc biệt như Giáng sinh, sinh nhật…

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Được biết, ban đầu món ăn được tạo ra để đảm bảo thức ăn trong những tháng mùa đông khắc nghiệt. Thời điểm đó, thực phẩm vốn đã khan hiếm. Mùa đông khắc nghiệt, bóng tối và băng tuyết khiến việc săn bắt càng khó khăn gấp bội. Lúc này, các túi thịt Kiviaq sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng cho người dân.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Để có được món Kiviaq thành phẩm, người Inuit phải chuẩn bị nguyên liệu trước khi mùa đông về. Khi đó, họ sẽ thu gom 300-500 chú chim auk (một loại chim biển nhỏ) và một con hải cẩu.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Hải cẩu sẽ được lọc hết thịt, chỉ để lại phần mỡ dày dưới da, tạo hình một chiếc túi. Tiếp đó, người dân sẽ nhồi toàn bộ số chim đã chuẩn bị sẵn vào bụng hải cẩu.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Sau khi nhồi những chú chim còn nguyên lông, đầu, chân cánh và nội tạng, người ta sẽ khâu kín miệng túi da.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Người ta sẽ dùng lực mạnh hoặc giẫm trực tiếp lên túi da để đẩy không khí bên trong ra ngoài. Lớp da, đặc biệt phần khâu, sẽ được bôi một lớp mỡ hải cẩu dày nhằm tránh ruồi thâm nhập. Cuối cùng, túi da sẽ được nén dưới rất nhiều tảng đá lớn để quá trình lên men diễn ra thuận lợi.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Kiviaq cần lên men tối thiểu 3 tháng, đôi khi có thể kéo dài 18 tháng trước khi thưởng thức.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Người dân bản địa thường ăn Kiviaq trực tiếp, không qua bất kỳ khâu chế biến nào. Kiviaq cực nặng mùi, song đối với người dân nơi đây thì nó là đặc sản khó cưỡng.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Quá trình lên men, mỡ hải cẩu giúp thịt chim trở nên mềm mại, đậm vị. Trước khi ăn, thực khách sẽ loại bỏ phần lông còn sót lại, rửa sạch rồi thưởng thức từ phần đầu. Tiếp đó, dùng miệng hút hết dịch trong chim rồi mới ăn đến những bộ phận khác.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Thịt Kiviaq được mô tả rất dính, mùi thối sộc thẳng vào mũi, vẻ ngoài không mấy hấp dẫn. Tuy vậy, nó lại được xem như món cao lương mỹ vị với người bản xứ. Khẩu vị mạnh khiến họ rất thích thú với hương vị tương tự như pho mát lâu năm món ăn mang lại.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Phần Kiviaq ngon nhất là tim của những chú chim nhỏ. Dịch ruột dù khá “dọa người” song không hề bị bỏ phí, được tận dụng để làm nước sốt cho những món khác.

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Thực tế, không chỉ người dân Greenland có khẩu vị mạnh. Những người sống ở xứ lạnh, sát vòng Bắc Cực khá quen thuộc với những món ăn bốc mùi, tanh đậm như Hákarl, cá mập lên men, Strömming…

món ăn cứu đói, món ăn kinh dị nhất thế giới, món ăn bốc mùi, bủn rủn chân tay trước đặc sản “cứu đói” bốc mùi của người inuit

Dù vậy, không ít trường hợp ngộ độc khi ăn Kiviaq chế biến không đảm bảo. Báo chí từng ghi nhận câu chuyện bi thảm của một lão ông địa phương chết vì đặc sản bốc mùi này. Trong đám tang, nhiều vị khách tiếp tục bị ngộ độc, buộc phải nhập viện sau khi ăn Kiviaq.

Đăng bởi: Uyên Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก