• CÔNG THỨC SỮA HẠT TỐT CHO HỆ TIÊU HOÁ - P5

    CÔNG THỨC SỮA HẠT TỐT CHO HỆ TIÊU HOÁ - P5
    CÔNG THỨC SỮA HẠT TỐT CHO HỆ TIÊU HOÁ - P5
    CÔNG THỨC SỮA HẠT TỐT CHO HỆ TIÊU HOÁ - P5
    CÔNG THỨC SỮA HẠT TỐT CHO HỆ TIÊU HOÁ - P5

    𝐓𝐈́𝐍𝐇 Đ𝐀̣̆𝐂 𝐓𝐇𝐔̀ 𝐂𝐔̉𝐀 𝐌𝐎̣̂𝐓 𝐒𝐎̂́ 𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄̂𝐍 𝐋𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐒𝐔̛̃𝐀 𝐇𝐀̣𝐓

    ____

    ▪Về lý thuyết, những hạt đã rang nấu không nên lựa chọn chức năng sữa thảo mộc nấu chín của máy làm sữa (nấu xay kết hợp) mà chỉ nên sử dụng chức năng sữa hạt không nấu. Tuy nhiên, theo khẩu vị và sở thích của mình, thấy rằng: Những hạt cùng “nhóm” gạo (gạo trắng, gạo lứt, cốm, yến mạch…) dù có thể ăn liền hoặc đã qua chế biến (rang) thì có thể dùng chức năng sữa hạt không nấu nhưng thực tế dùng chức năng sữa nấu chín để làm mềm, nhuyễn hạt gạo, sữa sẽ ngon hơn. Vì thế tùy khẩu vị, mỗi người có thể có lựa chọn riêng phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích.

    ▪Mục đích của ngâm yến mạch là để hạn chế nhớt, tuy nhiên yến mạch cán nhỏ, không cần ngâm, chỉ cần rang thơm và làm sữa. Khi làm sữa xong, một lát lớp màng của yến mạch sẽ nổi lên, vớt bỏ lớp màng đó đi, sữa yến mạch vừa không còn nhớt lại thơm ngon, vừa để được lâu hơn.

    ▪Một số hạt thuộc họ đậu thường có tính ngái, đặc biệt là đậu xanh, đậu lăng, đậu gà… đòi hỏi công đoạn sơ chế cẩn thận. Cách khắc phục là, ngâm đậu đủ giờ, thay nước ngâm, thêm xíu muối vào nước ngâm hạt, rửa sạch, vo kỹ, bỏ vỏ, hấp chín đậu (có thể hấp với vài cọng lá nếp – vừa làm hạn chế những mùi “khó chịu” của hạt vừa giúp sữa thơm ngon, hấp dẫn). Nhìn chung, các loại hạt thuộc họ đậu hay hạt sen hấp chín rồi làm sữa sẽ thơm ngon hơn. Hấp nguyên liệu cũng giúp hạn chế được tính trương nở của các hạt họ đậu cũng như 1 số loại nguyên liệu nhiều tinh bột, có tính trương nở cao khác.

    ▪Những nguyên liệu có tính trương nở cao như 1 số hạt thuộc họ đậu (đậu gà, đậu nành, đậu xanh…) hay yến mạch, gạo lứt… Nếu ko hấp (đối với đậu gà, đậu xanh, đậu nành, khoai…) mà sử dụng chức năng sữa thảo mộc nấu chín nên giảm lượng hạt so với lượng thông thường để tránh đông đặc khi nguội. Nếu hấp chín và sử dụng chức năng sữa hạt không nấu hay xay thông thường thì có thể sử dụng 80g đến 100g tuỳ nguyên liệu.

    ▪Các loại gạo như gạo lứt, nếp cẩm, mè, lạc, nhân bí… rang lên để dậy mùi thơm (những khi không có thời gian có thể rang sẵn trữ hũ thủy tinh. Có thể làm ẩm mè trước khi rang để mè hạn chế bị cháy cũng như giữ được dinh dưỡng.

    ▪Một số nguyên liệu do tính chất đặc thù (hạt dẻ, dừa…) nên khi làm sữa sẽ dễ hỏng hơn so với những nguyên liệu thông thường, hay những công thức sữa thảo mộc kết hợp với các loại quả tươi, tạo ngọt bằng quả khô… cũng có hiện tượng tương tự. Nên cần bảo quản sữa cẩn thận, ưu tiên sử dụng sữa này trong ngày và ngon nhất là trong vòng 12 giờ đồng hồ.

    ▪Một số loại vỏ như vỏ óc chó, đậu gà, hạnh nhân… cũng có những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, nên bỏ vỏ khi làm sữa vì những loại hạt này bỏ vỏ làm sữa sẽ ngon hơn rất nhiều. Thế nhưng, vỏ lụa của óc chó khô rất khó bỏ, nên có thể ngâm óc chó với nước ấm 30-40oC và có thêm xíu muối, làm như vậy sẽ bớt mùi vỏ óc chó, khi không lột vỏ thì sữa cũng không bị át mùi và có vị chát hay ngái.

    Để dễ dàng bóc vỏ hạnh nhân mà không có thời gian ngâm lâu, trần hạnh nhân qua nước sôi khoảng 45-60 giây, để ra rổ cho ráo nước. Lúc này vỏ hạnh nhân teo lại do đang bị tách ra khỏi lớp da, sẽ dễ dàng bóc vỏ.

    Xem thêm bài có từ khoá:

    gạo lứt