Ẩm Thực

Cách làm bánh trung thu đậm đà hương vị Việt

Bánh trung thu là thức quà quen thuộc của bao thế hệ già trẻ người Việt. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc, ý nghĩa của chiếc bánh này? Bài viết hôm nay của Giavi sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về đồ ăn vặt này và cách để làm một chiếc bánh trung thu đơn giản chuẩn vị. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Nguồn gốc của chiếc bánh trung thu

cách làm bánh trung thu đậm đà hương vị việt

Nguồn gốc chiếc bánh trung thu

Bánh Trung Thu là loại bánh có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, theo thời gian, loại bánh này dần du nhập vào các nước châu Á lân cận trong đó có Việt Nam. Bánh có tên tiếng Trung là Nguyệt bính, dịch nghĩa đen là bánh mặt trăng. Sở dĩ có tên như vậy vì bánh có hình tròn giống mặt trăng và được thưởng thức vào đúng đêm rằm tháng 8 – thời điểm trăng đẹp nhất trong năm.

cách làm bánh trung thu đậm đà hương vị việt

Hướng dẫn cách làm bánh trung thu đơn giản chuẩn vị

Với sự trợ giúp của thiết bị làm bánh, bạn hoàn toàn có thể làm bánh Trung Thu tại nhà một cách dễ dàng. Nhưng để có được bánh ngon thì cần có bí quyết đấy nhé. Đừng bỏ nội dung bài viết tiếp theo của chúng mình nhé

Ý nghĩa của bánh trung thu

Có 2 loại bánh nướng và bánh dẻo, mỗi loại chứa đựng ý nghĩa ẩn sâu bên trong nó

  • Bánh nướng: Chiếc bánh màu vàng có mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh đa dạng với sự kết hợp của nhiều loại như thập cẩm, đậu xanh, trứng muối… Hương vị đậm đà, trong ngọt có mặn tượng trưng cho sự sum họp hạnh phúc và đủ đầy.
  • Bánh dẻo: Vỏ bánh màu trứng, thơm mùi hoa bưởi và dẻo, mềm. Nhân bánh thường đơn giản là hạt sen, đậu xanh, vị ngọt thanh. Thể hiện cho sự ngọt ngào mà thanh khiết.

cách làm bánh trung thu đậm đà hương vị việt

Ý nghĩa chiếc bánh ẩn sâu ở vẻ ngoài và phần nhân bên trong

Cách làm bánh trung thu đậm đà hương vị Việt

  • Serves: 1
  • Cooking time: 20 minutes
  • Level: Dễ

Nguyên Liệu

  • 247 gram Bột mì đa dụng
  • 5 gram Bột cacao
  • 5 gram Bột trà xanh
  • 20 gram Bơ đậu phộng
  • 150 gram Đậu xanh
  • 160 gram Nước đường
  • 2 quả Lòng đỏ trứng gà
  • 4 thìa Sữa tươi không đường
  • 100 gram Đường
  • 30 ml Dầu ăn
  • 2 muỗng Dầu dừa
  • 530 ml Nước

Hướng dẫn nấu

Nấu nước đường bánh Trung Thu chuẩn, đúng cách

Một trong những yếu tố quyết định độ thơm, ngon và màu sắc đẹp mắt của bánh Trung Thu không gì khác đó chính là nước đường. Không chỉ đơn giản là nước và đường, để làm được loại nước này ngon chúng ta còn phải cho thêm vào đó nước cốt chanh hoặc thơm theo đúng tỷ lệ và nấu trong nhiều giờ liền.

Sau khi nấu, nước đường phải có màu cánh gián, có độ sánh và loãng vừa như vậy bánh mới mềm, mướt và ẩm. Để có thể làm bánh ngon thì dù là bánh nướng hay bánh dẻo chúng ta cũng cần phải sử dụng loại nước này. Vì thế, đừng quên thực hiện chúng đầu tiên nhé.

Chọn đúng loại bột để làm vỏ bánh

Vỏ bánh chính là phần hình thức không thể bỏ qua của bánh Trung Thu. Để vỏ bánh mềm và có màu sắc đẹp chúng ta nên chọn loại bột phù hợp.

Có rất nhiều loại bột khác nhau có thể được sử dụng để làm bánh. Nhưng mỗi loại sẽ có tính chất khác nhau nên nếu không khéo chọn thì chắc chắn bánh của bạn sẽ fall đấy nhé. Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn bột bánh ngọt và bột mì đa dụng như vậy sẽ giúp bánh được mềm dẻo hơn. Ngoài cách sử dụng từ loại bột riêng lẻ, bạn cũng có thể trộn bột mì đa dụng cùng bột bánh mì để làm bánh. Để dễ dàng hơn, bột bánh trung thu pha sẵn theo tỉ lệ cũng thường được các bà nội trợ lựa chọn sau khi nướng.

Để có được phần vỏ bánh hoàn hảo chúng ta nên trộn bột bánh cùng với lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, dầu ăn và chút bơ đậu phộng. Sau đó, đem bột ủ bánh trong 30 phút.

Sên nhân bánh đúng cách

Sau khi đã có lớp vỏ bánh hoàn hảo để giúp bánh thật chất lượng thì làm nhân bánh Trung Thu như thế nào cũng rất quan trọng. Nếu như trước đây, bánh chỉ có nhân thập cẩm thì với nhu cầu ngày càng cao của người dùng, chúng ta có nhiều loại nhân hơn. Để giúp bạn có được lớp nhân tốt nhất ngay bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn

Đối với nhân thập cẩm

Tinh túy nhất tạo nên một chiếc bánh thập cẩm ngon đó chính là mỡ đường. Nhiều người lầm tưởng đó là mứt bí và chọn các sản phẩm có nguyên liệu này. Nhưng chính thức phải là mỡ ngâm với đường trong 6 tiếng với tỷ lệ2 mỡ : 1 đường để tạo nên độ trong và giòn cho mỡ. Nếu có thời gian thì chúng ta nên ngâm trước 1 ngày như vậy nguyên liệu này sẽ đạt được chất lượng tốt nhất.

Tiếp đến là chuẩn bị hạt sen bằng cách luộc chúng cùng với nước đường. Như vậy sẽ giúp hạt sen ngọt, mềm và ngon hơn rất nhiều. Hạt bí bóc vỏ. Lạp xưởng thái hạt lựu. Lá chanh rửa sạch. Thêm chút vừng và ruốc nếu như chúng ta thích.

Để đảm bảo bánh Trung Thu ngon, bạn nên để chúng hoàn toàn ráo nước và khô sau đó đem băm nhuyễn cùng với nhau. Tuyệt đối không nên xay nhé. Như vậy nhân sẽ quyện và trở nên vô cùng đậm đà. Thêm nước đường hoặc nước tương, dầu hào chứ không nên dùng đường hay muối đâu nhé.

Đối với nhân ngọt

Nhiều người không ăn được bánh Trung Thu nhân thập cẩm mà đem lòng mê nhân ngọt hơn. Vậy thì hãy cùng tiến hành sên nhân với các loại nguyên liệu đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen,… tùy theo sở thích thôi.

Trước khi tiến hành luộc đậu, bạn nên ngâm chúng trong nước sôi với 500gr đường từ 2 – 3 tiếng. Như vậy đậu có vị ngọt thanh hơn rất nhiều. Để phần nhân đậu có thể mềm nhuyễn, chúng ta nên xay với thật nhiều nước trong máy hoặc cà đậu thật mạnh tay để đậu được mịn nhất có thể.

Khi sên nhân, chỉ nên bật lửa vừa như vậy chúng sẽ không bị tách nước và không bị khô. Sên nhân càng ráo và càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản bánh sẽ được lâu hơn. Trong quá trình thực hiện, chúng ta có thể cho thêm một chút dầu dừa như vậy nhân bánh sẽ thơm ngon hơn. Sên nhân cho đến khi dẻo, thơm, mịn, không cháy và cầm không bị dính tay là đạt được độ ngon hoàn hảo.

Nặn bánh và ấn vào khuôn

Chuẩn bị vỏ và nhân bánh Trung Thu là bước khó nhất và chúng ta đã hoàn thành thì việc tiếp theo là nặn bánh và tạo khuôn. Chỉ cần lấy phần vỏ bạn ấn dẹt và cho nhân vào trong. Sau đó miết thật sát và chặt tay để vỏ bám vào nhân để tránh cho không khí lọt vào làm vỏ và nhân bị tách.

Độ dày vỏ bánh chuẩn nhất là 0.3mm – 0.5mm. Nếu như vỏ bánh quá dày có thể sẽ gây ngán nhưng nếu quá mỏng thì có thể bị nứt, lộ nhân ra ngoài. Nhưng nếu thích ăn vỏ hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể làm vỏ dày hơn. Bạn hãy cho bánh vào khuôn ấn thật chặt ngay sau khi bọc nhân nhé. Sau đó, để cho bánh nghỉ một chút trước khi nướng.

Thời gian, nhiệt độ và cách nướng bánh chuẩn

  • Lần 1: Nướng 180 – 190 độ C từ 5 – 8 phút tùy theo kích thước bánh.
  • Lần 2: Nướng 190 – 200 độ C từ 5 – 7 phút.
  • Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 – 180 độ C đến khi bánh chín.

Để bánh không bị khô và nứt, trước khi cho vào lò nướng bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ từ 165 – 175 độ C trong khoảng 15 phút. Phết hỗn hợp bao gồm lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước đường lên mặt bánh để bánh có màu sắc đẹp hơn và tạo độ ngọt. Trong quá trình nướng, chúng ta nên phết hỗn hợp 2 – 3 lần và canh nhiệt độ làm sao để bánh được vàng nhưng không bị nứt vỏ nhé.

Bí quyết bạn nên nhớ đó là sau mỗi lần nướng, nên lấy bánh ra ngoài và xịt nước thật mỏng giúp mặt bánh được ẩm hơn. Sau đó để nguội rồi mới tiến hành phết trứng.

Kết luận

Như vậy là các bước cũng như bí quyết làm bánh Trung Thu đã được chúng tôi giới thiệu đến bạn. Để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nấu ăn, chúng ta có thể truy cập vào địa chỉ giavi.net nhé.

Đăng bởi: Văn Trường Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก