Điện Biên Làm Quà

Du lịch Điện Biên mua gì về làm quà?

Sau chuyến du lịch Điện Biên chọn quà đưa về không chỉ thể hiện tình cảm của bạn đối với người nhận mà đó còn là cách để mang một chút hương vị của núi rừng Điện Biên đến với người thân, bạn bè của mình. Thế nhưng bạn đã biết du lịch Điện Biên mua gì về làm quà mới ý nghĩa nhất chưa? hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của chúng tôi để có ngay đáp án chính xác cho câu hỏi này nhé.

Thịt trâu gác bếp – Điện Biên

Thịt trâu gác bếp (hay còn gọi là thịt trâu khô, thịt trâu hun khói, thịt trâu sấy) là món ăn phổ biến của người dân tộc miền núi Điện Biên. Nếu ai được một lần có dịp thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên cái hương vị thơm ngon là lạ của từng miếng thịt.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Thịt trâu gác bếp – Điện Biên

Nếu ai đã từng đến thăm vùng đất Điện Biên Phủ lịch sử chắc hẳn đã được nếm thử món ăn đặc sản của người dân tộc Thái nơi đây: món thịt trâu gác bếp mang vị đậm đà cay cay thơm nồng mùi mắc khén, miếng thịt thớ dài dai dai khiến người thưởng thức phải nhâm nhi để cảm nhận được vị ngọt của thịt gác bếp. Đó cũng là một trong những lý do vì sao thịt trâu khô lại được nhiều người yêu thích đến vậy. Không chỉ là hương vị thơm ngon, món ăn còn mang đậm hương vị của cả một dân tộc. Từ đôi bàn tay khéo léo của những người dân vùng núi, những miếng thịt trâu thơm ngon lần lượt ra đời.

Ngày nay, thịt trâu gác bếp đã và đang dần trở thành đặc sản được biết đến nhiều nhất trong mỗi dịp du lịch Điện Biên khiến bao thực khách mê mẩn. Không chỉ là món ăn truyền thống trong những ngày lễ tết mà còn được người dân nơi đây mang ra làm món ăn trong bữa cơm mỗi khi nhà có khách.

Chính bởi lẽ đó mà hễ ai có dịp lên vùng Điện Biên, dù là công tác hay du lịch, khi trở về nhà cũng đều phải mang theo một gói thịt trâu gác bếp làm quà. Món đặc sản này không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, mà còn chứa đựng cả những nét đẹp trong văn hóa của một cộng đồng người dân tộc vùng núi rừng Điện Biên.

Gạo tám – Điện Biên

Điện Biên có điều kiện thích hợp cho cây lúa sinh sôi và phát triển đến lạ lùng. Không biết từ khi nào cây lúa, hạt gạo Điện Biên đã thơm ngon khác lạ. Gạo tám thơm Điện Biên thì đã nổi danh khắp gần xa và trở thành một loại gạo đặc sản của vùng núi Điện Biên.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Gạo tám – Điện Biên

Có một điều rất đặc biệt là không phải chỉ khi nấu thành cơm mới có mùi thơm, mà từ khi còn là hạt gạo, tám Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Hạt gạo quý như vậy là do dinh dưỡng, màu mỡ của rừng già, núi cao khắp nơi chảy vào thung lũng, nhờ tinh túy đất trời hội tụ trong từng thớ đất.

Gạo Tám thơm Điện Biên có đặc điểm rất riêng: hạt bầu nhỏ, mầu đục không trắng như gạo tám thường. Mặt gạo căng bóng, đều tăm tắp, và có hương thơm đến lạ lùng.

Bát cơm gạo tám rất thơm với hạt gạo trắng ngần mơ mộng, nếm vào mới thấy dẻo và đậm đà như tấm lòng người Điện Biên đã níu chân biết bao thực khách đường xa. Ăn cơm thơm Điện Biên thì bao nhiêu nhọc nhằn, âu lo, phiền muộn dường như tan biến.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Gạo tám – Điện Biên

Gạo đầu mùa nhiều nhựa nên thường phải thổi ít nước sao cho hạt không bị nở bung, như vậy khi cắn vào, hạt cơm vỡ ra sẽ giải phóng mùi hương lan tỏa và thông dậy cả lên mũi của thực khách.

Gạo tám thơm Điện Biên từ lâu đã trở thành một trong những thương hiệu gạo có giá trị kinh tế cao và là sản phẩm được các bà nội trợ rất yêu thích.

Đi đến Điện Biên, ăn cơm gạo tám với hương thơm đầy mời gọi, hạt cơm lại mang vị ngọt lành, mềm dẻo, đậm đà như tấm lòng người Điện Biên đã níu chân biết bao thực khách đường xa. Ăn cơm tám thơm Điện Biên thì bao nhiêu nhọc nhằn, âu lo, phiền muộn dường như tan biến để gạo tám Điện Biên xứng đáng là đặc sản số 1 vùng Điện Biên.

Măng khô – Điện Biên

Du khách đã bước chân lên vùng núi cao Điện Biên thì chắc chắn rằng du khách sẽ không khỏi mắt trước rừng măng vầu bạt ngàn và thưởng thức vị măng tươi ngon, ngọt lành không đâu có thể sánh bằng.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Măng khô – Điện Biên

Măng nơi đây là loài thực phẩm mọc tự nhiên trong rừng. Sau những trận mưa xuân lất phất, măng vùng núi Điện Biên bắt đầu mọc. Mùa này, chúng ta dễ bắt gặp từng nhóm già trẻ, lớn bé rủ nhau lên núi đào măng về ăn, mang ra bán tại chợ phiên và hiện nay đã trở thành món ăn đặc sản Điện Biên tại Hà Nội.

Măng dù mọc trên rừng hay được trồng trong vườn nhà đều có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của cư dân vùng cao. Trước đây, măng mọc hoang ở trên rừng hay ven suối nhưng giờ đã được mang về trồng trong vườn nhà.

Cứ vào những ngày cuối hè, người dân trong bản lại rủ nhau vào rừng hái măng. Từ xa xưa, măng đã trở thành món ăn thường ngày trong mỗi mâm cơm của những con người nơi đây, đặc biệt được du khách yêu thích ăn một lần nhớ mãi.

Măng khô được con người nơi đây chế biến từ những củ măng tươi ngon ngọt, sau đó phơi kiệt và sấy khô hoàn toàn. Thứ nhất, muốn phơi kiệt nước người dân nơi đây mang phơi nắng để được màu vàng rộm thơm ngon tự nhiên nhất. Thứ 2, nếu thời tiết không thuận lợi sẽ được đem treo măng lên gác bếp để được sấy khô một cách cẩn thận nhất

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Măng khô – Điện Biên

Khi măng đã khô, chắc hẳn sẽ chuyển sang màu vàng. Sau khi công đoạn phơi khô hoàn thành, sẽ được con người vùng cao khéo léo xé măng thành từng miếng nhỏ rồi phơi thêm lần nữa cho khô vàng hơn.

Chính vì sự cẩn thận ở trên mà măng khô thường có màu vàng, đôi khi là hơi thâm đậm do khói bếp. Tuy nhiên, đó mới chính là loại măng an toàn và được chế biến tự nhiên. Dù là gác bếp hay phơi nắng thì măng khô cũng chính là đặc sản đồ khô Điện Biên, vẫn luôn đảm bảo được mùi vị đặc trưng không thể trộn lẫn với măng khô ở nơi khác.

Măng khô được chế biến rất kỳ công và hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên bởi bàn tây khéo léo của người dân Điện Biên. Chính vì vậy, để chọn được loại măng khô ngon, an toàn, chị em nên chọn loại có màu nâu vàng, đường vân tỉ mỉ, thịt dày, rộng bề, khi sờ vào không có cảm giác ấm tay, có thể bẻ gãy được.

Đã từ lâu, măng khô được nhiều người biết đến. Người ta mua măng về làm quà, biếu bạn hè, họ hàng trong những ngày Tết.

Lạp xưởng gác bếp – Điện Biên

Ai đã từng một lần tới các vùng cao Tây Bắc thì hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị rất đặc trưng của các món ăn nơi này. Trong đó, không thể không nhắc tới món: “Lạp xưởng gác bếp“.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Lạp xưởng gác bếp – Điện Biên

Lạp xưởng gác bếp hay còn gọi là lạp xưởng hun khói vốn là món ăn truyền thống của người Thái đen, người Nùng và một số dân tộc khác vùng Tây Bắc. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc cách làm lạp xưởng lại có chút khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là loại lạp xưởng làm từ ruột non và thịt lợn.

Khác hẳn với cách làm kiểu Trung Hoa, miếng lạp sườn ngấm đủ gia vị , giòn sậm sựt và thấm đẫm hơi lửa của xứ hoa ban đã chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Vậy nên không quá quá ngạc nhiên khi lạp xưởng gác bếp Điện Biên đã trở thành món quà nằm trong balo của du khách khi trở về.

Chẩm chéo – Điện Biên

Chẩm chéo là món chấm không thể thiếu trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái Điện Biên. Chức năng của chẩm chéo là để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Chẩm chéo – Điện Biên

Nguyên liệu chính để làm nên chẩm chéo là ớt, muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có mùi thơm và vị cay nồng), tỏi, mỳ chính. Cách chế biến rất đơn giản, ớt khô hoặc tươi đem nướng lên cho thơm và giòn để lấy vị cay, tỏi và mak khén để lấy vị thơm, 4 thứ giã chung với muối và mì chính là có thể cho ta một bát chéo cơ bản. Từ bát chẩm chéo cơ bản này, người ta có thể chế ra được nhiều loại chéo khác.Giải thích CHẨM CHÉO là gì? “CHẲM” trong tiếng Thái nghĩa là “Thức Chấm”! “CHÉO” nghĩa là mùi thơm của nhiều loại rau kết hợp lại. Thực tế có rất nhiều loại “CHẲM”, tùy thuộc vào mục đích sử dụng chấm đồ ăn gì mà có loại “Chẳm” phù hợp!

Chẳm chéo chấm xôi hay chấm thịt gà thì đúng là tuyệt vời. Món ăn nào mà có thêm chút chẳm chéo để chấm thì hương vị thơm ngon đậm đà hơn rất nhiều lần.

Chẳm chéo Tây Bắc còn đặc biệt bởi tất cả là chẳm chéo còn được coi như một liều thuốc, dù người ăn, ăn những thức ăn sống hoặc tái, hoặc nướng chín tới cũng không làm đau bụng… Khi chưa ăn, thực khách cảm thấy không quen vị, nhưng khi đã ăn rồi, thực khách sẽ cảm thấy không thể thiếu trong các bữa ăn. Đây là những món chấm đặc trưng nhất của đồng bào Thái Điện Biên.

Rượu Mông Pê Tủa Chùa – Điện Biên

Mỗi lần nghe ai đó nhắc đến: “rượu Mông pê // dê núi đá // cá sông Đà // gà xương đen// Chè Tủa Chùa…” là lại nhớ Tủa Chùa quay quắt. Bất kì ở thời nào, bốn thứ đặc sản trên cũng đủ sức làm mê mẩn những thực khách khó tính nhất. Chả thế mà ngay người của Điện Biên, hễ có dịp đi Tủa Chùa, nhất thiết phải mang về cho bằng được một trong bốn thứ quà núi của vùng đất được mệnh danh là “tiểu Công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn” của Điện Biên.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Rượu Mông Pê Tủa Chùa – Điện Biên

“Mông pê”, theo tiếng phổ thông là “người Mông ta”, có nghĩa là rượu của người Mông ta. Tuy nhiên rượu Mông Pê chỉ do đồng bào Mông ở huyện Tủa Chùa, Điện Biên sản xuất và chỉ có ở Tủa Chùa mới nấu được thứ rượu thơm ngon này theo công thức gia truyền với loại men rừng đặc biệt..

Rượu Mông Pê có màu vàng của ngô như màu mật ong, có hương vị đặc trưng của nguyên liệu chính làm ra nó hòa trộn với mùi hương của cây lá, núi rừng, là loại rượu có nồng độ cao, uống bốc, nhanh say, nhưng ta vẫn có cảm giác dịu êm. Để có được thứ rượu thơm ngon này là cả một quy trình công phu, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, ngô, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Nếu mang về nơi khác nấu thì hương vị và cái cảm nhận sẽ bị khác ngay, nó chỉ có thể gọi là rượu ngô thuần túy mà thôi mặc dù đã nấu đúng công thức.

Rượu Mông Pê được nấu từ những hạt ngô nếp đầu mùa, hạt đều tăm tắp rồi đem hấp cách thuỷ chừng năm đến sáu tiếng, bỏ ra nong, nia hay lá chuối cho nguội sau đó mới rắc men. Men ủ rượu Mông Pê là loại men đặc biệt, không phải men gạo người dưới xuôi hay dùng mà là một loại men lá được làm từ thảo dược trên núi, với nhiều vị thuốc có lợi cho sức khoẻ như lưu thông khí huyết, chống lạnh, trừ cảm và giảm nhức mỏi, đau đầu…

Rượu Mông Pê không ủ trong những chum, vại mà được ủ dưới lòng đất. Người ta đào những hố sâu gần 1m dưới lòng đất, sau đó lót lá chuối khô xung quanh rồi đổ nguyên liệu lên, lớp trên cùng được xếp lá chuối khô rồi phủ đất lên. Trên ba tháng, nguyên liệu đó được đào lên và mang ra nấu thành rượu.Theo các cụ già nếu ủ càng lâu, rượu nấu sẽ càng ngon. Nước để nấu rượu cũng khác, nó được lấy trên những khe núi đá cao nên mới tạo nên hương vị đặc trưng của rượu Mông Pê mà chỉ có vùng đất này mới làm ra chúng. Theo như tập quán trước đây, trong gia đình người Mông Tủa Chùa, bí quyết lấy cây thuốc làm men, nấu rượu chỉ truyền cho con gái. Có lẽ xuất phát từ thực tế là người phụ nữ Mông đảm trách chủ yếu công việc bếp núc của gia đình, phải biết nấu mèn mén, rượu ngô, biết chăm con, thương chồng.

Rượu Mông Pê chỉ sản xuất ở một số vùng, chủ yếu phục vụ trong gia đình nên để mua được một bình rượu này là rất hiếm, và không phải ai cũng bán. Xuân này nếu bạn lên Tủa Chùa, hòa mình trong cái se lạnh của miền cao nguyên đá, trong nhịp thở sôi động của những ngày xuân, bạn sẽ được nghe những điệu khèn da diết của những chàng trai trong các bản làng , thưởng thức món canh đắng, thịt lợn muối, bát thắng cố nóng hổi và uống những bát rượu Mông Pê sóng sánh, nồng nàn…

Rượu Sâu chít – Điện Biên

Đối với người dân Tây Bắc, sâu chít là niềm tự hào về sản vật đặc biệt của địa phương mình. Sâu chít chính là một trong những đặc sản thiên nhiên ‘có một không hai” ở một số vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Điện Biên.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Rượu Sâu chít – Điện Biên

Rượu sâu chít mới nhìn thì thấy cũng bình thường như các thứ rượu gạo vốn có. Cũng chỉ là loại đựng trong chai nước suối có cái màu vàng đục, nhìn vào thấy xác mấy con sâu nằm dưới đáy bình… Cảm giác lạ nhất chỉ là mấy con sâu lạ so với các loại rượu khác.

Đồ uống này có tác dụng tốt với cả nam giới lẫn nữ…Thịt sâu chít vốn là món tăng cường sinh lực không chỉ dành cho cánh đàn ông mà với cách chế biến phù hợp, sâu chít còn giúp cải thiện da và sức khoẻ phụ nữ, cho những người thể trạng yếu.

Đây vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Để biết cây nào có sâu chít , người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa (đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh). Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy sẽ giữ cho sâu không bị biến chất.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Sâu chít – Điện Biên

Người dân thu hoạch sâu chít vào tháng 11 – 12 hàng năm. Tuy nhiên, các tháng khác không phải mùa thu hoạch chính nhưng cũng có nhiều sâu chít, bởi chúng hợp với vùng đất này và sinh tưởng tự nhiên, phát triển tốt…

Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo. Số liệu khảo cứu cho thấy loài “đông trùng hạ thảo” có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. Vì vậy, ở Điện Biện và các vùng Tây Bắc hiện nay rượu sâu chít và thịt sâu chít là những thứ được tiêu thụ mạnh cho khách miền xuôi.

Người ta thu hoạch sâu chít bằng cách tìm những cây chít bị cụt ngọn, cắt ngang thân ở phía trên khoảng 50 – 60cm, chẻ đôi, lấy sâu. Rửa sạch sâu bằng nước muối, rang hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm sâu với mật ong, rồi lại sấy khô. Dược liệu có vị ngọt, tính ôn, được dùng thay thế vị đông trùng hạ thảo của thuốc Bắc với tác dụng bổ tinh tủy, ích phế thận, tráng dương khí, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng do thận hư, liệt dương, mỏi gối. Liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng rượu ngâm. Rượu này ngâm lâu sẽ thấy lớp chất béo nổi lên trên nên khi dùng phải lắc đều. Có thể dùng dạng xào, nấu với trứng hoặc hầm với thịt ăn hằng ngày.

Các nhà khoa học đã xác định các cách nuôi bán nhân tạo Sâu chít ở Điện Biên – nơi đang có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển loài sâu được đánh giá là quý hiếm này.

Chè tuyết Tủa Chùa – Điện Biên

Tủa Chùa không chỉ là vùng đất được biết đến với những lễ hội văn hóa độc đáo, món ăn đặc sắc, với những chợ phiên rộn ràng mà còn nổi tiếng bởi chè Tuyết Shan Tủa Chùa.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Chè tuyết Tủa Chùa – Điện Biên

Chè Tuyết Shan là loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to và lá chè mọc từng chùm trên cành. Không giống các loại chè khác, để hái được chè Tuyết Shan người hái phải trèo lên thân cao. Theo những người già ở Tủa Chùa kể lại, loại chè này có nguồn gốc từ lâu đời, có những cây cổ thụ đến 100 hay thậm chí vài trăm tuổi.

Với độ cao 1.400m so với mặt nước biển, mùa đông thường không có mặt trời còn buổi sáng mùa hè, búp chè cũng ngậm sương mù, hái buốt tay. Đầu tiên chè tươi hái về, chọn những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó đưa vào chảo để sao. Sao chè nhất thiết phải dùng củi phơi khô cháy đượm thì nước chè mới xanh. Khi sao chè, phải luôn hơ tay trần vào chảo nóng để ước lượng nhiệt độ. Trong quá trình sao lửa phải liu riu thật đều, rồi đưa chè ra vò bằng tay, phải khéo léo sao cho chè không bị vữa, vừa không mất hương chè, vừa không làm rơi hết những tuyết trắng còn bám ở búp chè. Đó là cả một quá trình cẩn thận, kỹ lưỡng mà người sao chè phải để hết tâm huyết vào.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Chè tuyết Tủa Chùa – Điện Biên

Đây là kinh nghiệm và bí quyết sao chè của người Mông trước đây truyền lại. Sau khi sao, những búp chè săn lại bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, mang hương thơm độc đáo thanh cao của núi ngàn. Được tận mắt nhìn cô gái Mông nâng chén trà với đôi má ửng hồng vì lửa nóng từ lò sao, mới thấy giá trị của chè Suối Giàng không chỉ dừng lại ở hương vị đặc biệt của một đồ uống, nó vượt lên là sự thưởng thức, thưởng thức cả cách làm nên hương vị ấy

Vào mùa chế biến chè, Tủa Chùa thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp bị chín ngẫu mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi

Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị

Khâu đầu tiên quan trọng nhất phải tráng chè để cánh chè ngấm và đồng thời loại bỏ các bụi còn bám lại sau công đoạn chế biến. Tiếp đó chế nước sôi vào đầy ấm để bọt trào ra ngoài, đậy nắp lại, chờ 5 – 10 phút. Chè búp to, nước phải sôi già từ 90-1000C, nguồn nước pha trà phải dùng giếng khơi hoặc nước mưa. Còn ở Suối Giàng dùng nước trên núi chảy về nên đậm đà hương vị và màu sắc tươi hơn. Khi rót chè, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Nếu rót đầy từng chén một sẽ có chén nhạt, chén đậm và khiến người uống không thưởng thức được đủ hương vị.

du lịch điện biên mua gì về làm quà?

Chè tuyết Tủa Chùa – Điện Biên

Chè Shan Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái… Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng.

Nhiều gia đình người Mông ở đây không nói tiếng phổ thông, nhưng họ đặc biệt hiếu khách. Chủ nhân những vườn chè sẵn sàng chia sẻ với du khách những ấm chè ngon do chính tay họ sao, không những chỉ bảo tận tình cách sao chè sao cho thơm ngon mà du khách còn được tham gia vào quy trình đó. Từ lúc búp chè còn trên cây đến khi hương trà bay ngào ngạt trong một buổi chiều sương mù lan xuống núi. Du khách đến đây không dừng lại ở việc đến thưởng thức đồ uống, mà rộng ra là thưởng thức không khí, văn hóa lối sống, một môi trường sinh thái không bị pha tạp và tinh khiết.

Đăng bởi: Hằng Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Điện Biên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก