Chùa Chùa Hương

Chùa Hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? Giá vé đò, vé cáp treo chùa Hương

Chùa Hương là một trong những danh thắng lịch sử, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, được rất đông du khách gần xa quan tâm, đặc biệt là vào mùa lễ hội hằng năm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin để bạn biết được chùa Hương ở đâu, chùa Hương thờ ai cũng như lịch mở cửa, giá vé đò, vé cáp treo như thế nào. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương ở tỉnh nào?

Danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích…) nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Chùa Hương là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan… Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

chùa hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? giá vé đò, vé cáp treo chùa hương

Lịch sử & sự tích chùa Hương

Sự tích chùa Hương

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở vùng “Linh sơn phúc địa này” đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm và đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đản 19 tháng 2 Âm lịch.

Tháng 3 năm Canh Dần 1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích thắp hương và vãn cảnh. Chúa cũng đề lên vách đá ngoài cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Có thể nói rằng chính Chúa Trịnh Sâm là người đã đưa động Hương Tích thành một di tích lớn và cũng đặt nền móng cho sự phát triển của lễ hội chùa Hương về sau. Kể từ khi Chúa Trinh Sâm đặt chân tới động Hương Tích, hằng năm cứ vào mùa xuân, du khách gần xa lại kéo tới nơi này rất đông để dâng hương cũng như thăm thú, thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Thời xưa, hội chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Cho tới nay, lễ hội chùa Hương cũng vẫn được diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm.

Lịch sử chùa Hương

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947. Năm 1988 chùa được phục dựng lại do hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố hoà thượng Thích Thanh Chân.

Chùa Hương thờ ai?

Chùa Hương thờ ai? Đền Trình chùa Hương thờ ai? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi tới với danh thắng chùa Hương.

  • Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).
  • Đền Trình chùa Hương thờ vị Thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã có công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.
  • Đền Cửa Võng (hay đền Vân Song) thờ bà Chúa rừng có hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.
  • Chùa Thiên Trù (hay chùa Trò), chùa Ngoài là một thiền viện lớn, nơi cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ kinh, luật, luận của đạo Phật tu tập.
  • Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ cùng tín ngưỡng cá thần.

chùa hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? giá vé đò, vé cáp treo chùa hương

Quần thể chùa Hương gồm những gì?

Du khách khi đến với chùa Hương có thể hành hương theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Đục nằm ở bên bờ sông Đáy. Đây chính là cửa ngõ để vào khu danh thắng chùa Hương. Trên đường từ bến Yến vào bến Trò, bạn có thể dừng chân ở đền Trình trên núi Ngũ Nhạc. Đây chính là đền thờ thần núi.

Từ bến Trò đi bộ lên chùa Trò (hay chùa Thiên Trù, chùa Ngoài). Bài đường và hậu cung của ngôi chùa này mới được xây dựng lại. Giữa điện thờ Phật ở chùa Thiên Trù có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần và cao đến 2,8m.

Gần chùa Thiên Trù có núi Cô Tiên, và chùa Tiên ở trong hang. Trong chùa có 5 pho tượng tạc bằng đá dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Tượng Bà Chúa Ba ở giữa, phía trước là bà chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng người chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của bà Chúa Ba.

Ở giữa chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan. Ở đây có giếng nước trong vắt gọi là Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Từ chùa Thiên Trù đi theo đường núi quanh co khoảng 2km là tới động Hương Tích (chùa Trong). Ngoài ra, từ chùa Thiên Trù còn có lối rẽ qua rừng mơ tới chùa Hinh Bồng.

Thông thường, lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Cao điểm nhất của mùa lễ hội chùa Hương là từ rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng 2 Âm lịch.

Vào mùa hội chính, ở chùa Trong sẽ tổ chức dâng hương, hoa, đèn, nến, hoa quả cùng đồ ăn chay. Trong lễ hội cũng có nghi thức rước lễ và rước văn.

chùa hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? giá vé đò, vé cáp treo chùa hương

Hình ảnh chùa Thiên Trù

Chùa Giải Oan chùa Hương ở đâu?

Suối Giải Oan nằm trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích. Chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét.

Chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ gọi là giếng Thiên Nhiên. Hai bên chùa có 2 động nhỏ gồm động Thuyết Kinh bên phải và am Phật Tích bên trái.

chùa hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? giá vé đò, vé cáp treo chùa hương

Chùa Giải Oan

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương

Cách đi chùa Hương bằng xe máy

Ở trung tâm Hà Nội hoặc một số tỉnh lân cận, nếu muốn khám phá chùa Hương bằng xe máy, bạn có thể đi theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông tới ngã ba Ba La rồi rẽ trái theo hướng Vân Đình. Sau đó, bạn đi tiếp khoảng 40km sẽ tới Tế Tiêu, tiếp tục rẽ trái và hỏi đường tới chùa Hương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi đường quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Cách đi chùa Hương bằng ô tô

Nếu đi chùa Hương bằng ô tô, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Giẽ tới nút giao Đồng Văn rồi rẽ phải vào quốc lộ 38, sau đó đi tiếp 15km theo hướng chợ Dầu.

Cách đi chùa Hương bằng xe bus

Nếu muốn tới danh thắng chùa Hương bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 tuyến bus là 211, 78 hoặc 75. Trong đó, tuyến bus 211 và 78 sẽ đón khách ở bến xe Mỹ Đình còn tuyến 75 đón khách ở bến xe Yên Nghĩa. Tuy nhiên, nếu đi bằng xe bus thì khi xuống bến bạn phải thuê xe ôm hoặc taxi.

Giá vé chùa Hương, vé đò chùa Hương, giá cáp treo chùa Hương

Giá vé chùa Hương, vé đò chùa Hương

Giá vé tham quan chùa Hương gồm vé thắng cảnh là 80.000 đồng/khách và vé đò là 50.000 đồng/khách.

Lưu ý:

  • Đây là giá vé áp dụng cho tuyến tham quan: Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Hương Tích (xuất phát từ bến Đục chùa Hương).
  • Giá đò chùa Hương với tuyến Tuyết Sơn, Long Vân là 35.000 đồng/người.
  • Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt như thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn.

Giá cáp treo chùa Hương

  • Giá cáp treo chùa Hương với người lớn: Vé 1 chiều là 120.000 đồng/vé, vé khứ hồi là 180.000 đồng/vé.
  • Giá cáp treo chùa Hương với trẻ em dưới 1,2m: Vé 1 chiều là 90.000 đồng/vé, vé khứ hồi là 120.000 đồng/vé.

Tham khảo tour chùa Hương 1 ngày

Quần thể di tích chùa Hương khá rộng lớn, nhiều điểm tham quan nên để đi trọn vẹn các điểm thì bạn cần khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu muốn tham quan chùa Hương trong 1 ngày thì bạn có thể tham khảo lịch trình như sau.

Bạn nên viếng thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích (chùa Trong) bởi đây là những ngôi chùa chính, linh thiêng nhất trong quần thể khu danh thắng chùa Hương. Ngoài ra để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn cũng nên mua vé cáp treo nhé.

Còn nếu muốn leo núi và thành tâm khám phá chùa Hương, bạn có thể chọn 1 trong 3 tuyến hành hương sau:

  • Tuyến Hương Tích: Bến Đục (suối Yến) – đền Trình – chùa Thiên Trù – động Tiên Sơn – chùa Giải Oan – đền Trần Song – động Hương Tích – chùa Hinh Bồng.
  • Tuyến Thanh Sơn Hương Đài: Hang Sơn Thủy Hữu Tình – chùa Thanh Sơn – động Hương Đài – chùa Long Vân – động Long Vân – chùa Cây Khế.
  • Tuyến Tuyết Sơn: Đền Trình – chùa Tuyết Sơn – chùa Bảo Đài – động Ngọc Long – chùa Cá.

chùa hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? giá vé đò, vé cáp treo chùa hương

Động Hương Tích

  • 07h30 – 10h15: Đi xe đến bến đò chùa Hương – bến Đục.
  • 10h30: Đi thuyền trên suối Yến, thưởng ngoạn những ngọn núi mang các hình thù kỳ vĩ như: Sư Tử Phục, Núi Mâm Xôi và đi qua Cầu Hội.
  • 11h30: Lễ Phật tại chùa Thiên Trù, tọa lạc trên thềm núi Lão.
  • 12h30: Nghỉ ngơi ăn trưa.
  • 13h30: Lễ Phật tại động Hương Tích nơi được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Tại đây Quý khách sẽ có dịp chiêm bái tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá với những hình thù kỳ lạ như Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, Đụn Tiền, Núi Cậu, Núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc…
  • 15h30: Đi cáp treo xuống chân núi, sau đó lên thuyền quay trở lại bến.
  • 16h00: Lên xe về Hà Nội.
  • 18h00 – 18h30: Về đến Hà Nội kết thúc chương trình.

Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

  • Khi tới chùa, bạn nhớ ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự nhưng cũng phải thoải mái. Một đôi giày thể thao sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
  • Khi bước vào các điện thờ của chùa, bạn nên bước vào từ cửa bên chứ không bước vào cửa chính giữa. Ngoài ra, bạn cũng không nên dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa nhé.
  • Nên hạn chế thắp nhang, nếu có bạn chỉ nên thắp 1 nén tại lư hương đặt bên ngoài.
  • Không sử dụng hoặc mua các loại thú và thịt thú rừng làm quà bởi có thể bạn sẽ vô tình mua phải động vật hàng cấm. Hơn nữa đi lễ chùa không nên sát sinh, ăn mặn… sẽ làm giảm sự thành tâm.
  • Cần xem xét cẩn thận về thông tin, nguồn gốc những loại thuốc nam bán dọc 2 bên đường.
  • Đối với một số loại đồ ăn đóng hộp như bánh củ mài, bánh rau sắng… bạn cần kiểm tra hạn sử dụng sản phẩm.

chùa hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào? giá vé đò, vé cáp treo chùa hương

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được chùa Hương ở đâu, thờ ai, mở cửa khi nào và giá vé đò, vé cáp treo chùa Hương như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đăng bởi: Bích Hương Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก