Bạc Liêu Đặc Sản Hoà Bình

Top 16 loại đặc sản Hòa Bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của Việt Nam , với địa hình núi cao, chia cắt phức tạp. Hòa Bình là một tỉnh miền núi của Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều.. Điều đặc biệt ở Hòa Bình khiến du khách yêu thích là ở Hòa Bình có 7 dân tộc cùng chung sống lâu đời như: Mường,Kinh,Thái,Dao,Tày,Mông,..

Hòa Bình có một sức hấp dẫn với du khách bởi vì đây là một vùng đất với đa dân tộc, với nhiều giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng dân cư.

Ngoài những điểm nổi tiếng về cảnh sắc thiên nhiên , thì đặc sản Hòa Bình là thứ đặc biệt níu chân du khách khi đến thăm Hòa Bình. Du khách được thưởng thức nhiều món ăn dân tộc đa dạng đến từ các dân tộc khác nhau

1.Danh sách 16 đặc sản Hòa Bình bạn có thể mua làm quà:

1.Cơm Lam Hòa Bình

Nhắc đến đặc sản Hòa Bình thì không ai không nghĩ đến món Cơm Lam là một trong những món được nấu theo công thức riêng của dân tộc Mường nên món cơm có hương vị đặc trưng thơm dẻo của nếp nương quyện cùng nước cốt dừa trong ống tre.

Không biết món cơm độc đáo này ra đời tư bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng vất vả , nhọc nhằn nên họ mang theo một chút gạo để khi đói có thể chặt ống tre, ống nứa bên đường để bỏ chút gạo và nước suổi để nướng những ống cơm ăn qua bữa.

Từ những thói quen bình dị, dân dã dễ làm của người xưa, thế mà giờ đây đã trở thành một món ăn đặc sản núi rừng- cơm lam.Món ăn này có ở rất nhiều nơi, đa số là các vùng dân cư của các dân tộc khác nhau nhưng ở Hòa Bình món cơm lam này vẫn đặc biệt hơn cả vì cơm được là từ gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

1.1 Cơm Lam Hòa Bình với du lịch

Ngày nay, để phục vụ cho nguồn du lịch , món cơm lam được làm có đôi chút khác so với hồi trước. Người ta không làm cơm lam để ăn cho qua bữa nữa mà để phục vụ cho du khách khi đến Hòa Bình có thể nếm được mùi vị của món cơm bình dân này.

Tuy cơm lam của Hòa Bình khác hơn với món cơm lam của các dân tộc thiểu số khác nhưng thay vào đó là mùi thơm của dừa và nước cốt dừa, mùi của mía , của lá rừng Hòa Bình.

2.Thịt lợn muối chua

Món thịt lợn muối chua hay còn được gọi với cái tên khác là thịt lợn muối chua Thung Nai là món ăn của người Mường thường được dùng trong những dịp lễ tết, cưới hỏi,hay đãi khách quý trong nhà.

Thịt được chế biến độc đáo khi ăn có vị chua nhẹ , mặn và vừa và quyện cùng mùi thơm của gạo. Khi đến với Hòa Bình nếu du khách bỏ lỡ qua món ăn độc đáo này thì sẽ rất hối tiếc, điều đặc biệt hơn khi thưởng thức món ăn này thường có loại lá rừng của vùng đất này đi kèm để tạo ra hương vị khó quên của núi rừng Hòa Bình.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

2.1 Cách làm thịt muối chua:

Là một món ăn chế biến không khố nhưng đòi hỏi sự cầu kì, khéo léo, tinh tế trong khâu chế biến .

Muốn muối thịt ngon thì trước tiên người làm món ăn này phải lựa chọn từ thịt ba chỉ của những con lợn được thả rông dài ngày để thịt có thể ngon hơn.

Sau khi thái thịt thì ướp với muối và riềng khô giã nhỏ sao cho có thể ngấm được vào miếng thịt, sau đó trộn với rượu nếp cái và men lá rừng giã nhỏ sao cho ngấm đều.

Nguyên liệu đặc biệt mà không thể thiếu để làm nên món thịt lợn chua đó là thính được làm từ gạo rang rồi giã nhỏ .

Thịt sau khi được trộn đều với thính và các gia vị thì đem ủ thịt.Để thịt có thể ngon hơn người ta có thể lót một chiếc bồ lót lá chuối được sử dụng để ủ thịt chua.

Gạo rang giã dập trộn muối một lớp rồi lại đến một lớp thịt ướp nguyên liệu ở trên cho đến khi đầy bồ.

Khâu cuối cùng là đem thịt muối chua treo lên gác bếp củi đun ủ một đến hai tuần.Món này là ngoài vị chua lên men tự nhiên, vị ngọt của thịt lợn Mường còn có vị bùi ngậy của bì tạo nên điểm đặc biệt cho món thịt lợn chua.

2.2 Mua thịt muối chua ở đâu?

-Khu du lịch Thung Nai

-Cửa hàng đặc sản tại TP Hòa Bình

3.Rượu cần

Ngoài những món ăn nổi tiếng của vùng núi thì ta không thể không nhắc đến món rượu cần, là một loại đồ uống truyền thống của người Mường được sản xuất theo những truyền thống và kinh nghiệm bí truyền của người Mường và đã trở thành đặc sản của Hòa Bình.

Do đó, khi đến du lịch Hòa Bình, du khách không ai không thể cưỡng lại mà mua một ít về làm quà.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

3.1 Nguyên liệu:

Đối với người Mường thứ quan trọng nhất quyết định rượu ngon hay không chính là men rượu. Điều này đối với rượu cần thì càng quan trọng hơn. Men rượu giống như linh hồn của vỏ rượu vậy.

Thứ men rượu ngon nhất đối với họ là men lá, một loại men được chế biến từ lá cây trên rừng.Loại cây này được người Mường gọi là cây”trơ thẳng”. Loại men này khiến rượu có vị thơm, ngọt mà tốt cho sức khỏe.

Những vò rượu cần chất lượng phải được trải qua nhiều công đoạn.Chỉ những người phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ mới làm được.

3.2 Cách làm rượu cần

Những công đoạn chuẩn bị cho việc làm rượu cần như:Ngâm gạo,rửa trấu một cách sạch, đồ rượu, ủ men, cho vào vò,… mất nhiều  thời gian đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo.

Làm rượu cần trở thành một công việc khó ưa với đàn ông. Chính vì vậy người phụ nữ Mường mặc nhiên trở thành người lưu giữ công thức nấu rượu cần truyền thống của gia đình,

Nguyên liệu rượu cần gồm gạo nếp,trấu, men rượu. Gạo nếp đã được ngâm qua một đêm để cho nếp mềm, trấu thì phải rửa kĩ sao cho thật sạch, phơi khô tiếp đến trộn đều tất cả loại gạo với nhau,trấu cho vào đồ(đun lên).

Sau khi chín gạo thành cơm thì ra để nguội rồi mới trộn men vào tiếp tục ủ một đêm để lên men( để men rượu ngám hết vào cơm, trấu)

Khi lên men thành công tức là đã đến công đoạn cuối cùng của việc làm rượu cần: Cho vào vò rượu ủ rượu chờ đến lúc uống được. Vào mùa nóng thì chỉ cần 20 ngày là chất rượu ngọt nhưng mùa lạnh thì phải hơn một tháng mới có thể dùng được .

3.3 Lưu ý khi nấu rượu cần

Việc làm rượu cần không có gì nặng nhóc vất vả lắm nhưng các công đoạn đều đòi hỏi phải rất cẩn thận, tỉ mỉ. Như rửa trấu thì phải rửa cẩn thận, tỉ mỉ, rửa thật sạch.

Ủ gạo, trấu cho lên men cũng phải tính sao cho nhiệt độ đủ ấm không thì sẽ hỏng ngay.Nếu nhiệt độ không đủ ấm thì sẽ không lên men được và các công đoạn trước coi như bỏ đi hết.

Nếu như cố làm tiếp thì cũng không được vì rượu cũng chua, nhạt, không uống được đã làm mất đi vị của rượu và gạo.

Nhiều người cho rằng rượu cần ngon hay nhạt là do tay người trộn men rượu và ngươi vót cần. Người trộn men rượu phải làm sao cho men thật đều , ngấm vào từng hạt cơm, hạt trấu có như thế mới dùng rượu lâu được.

Muốn có những bình rượu cần thơm ngon, uống vào thấy êm êm và có vị ngọt thì khâu ủ rượu vô cùng quan trọng. Vò ủ rượu được đậy kín để không khí không vào được để tránh làm hỏng rượu.Rượu để càng lâu ngày, thì uống càng ngot, càng ngon.

Rượu để lâu trong vò cũng tự ra nước rượu, rượu sẽ nguyên chất, uống vào rất ngọt, nhưng lại rất dễ say vì đây chính là nước rượu cốt.

Nếu có thể lấy dùng loại nước suối trong vắt lấy từ các khe sâu trong núi để chế rượu thì quả rất tuyệt vời. Nước suối mát lạnh ngấm vào men tạo ra thứ rượu có mùi vị đặc biệt.

3.4 Mua rượu cần ở đâu?

-Rượu cần Mường Vang

-Rượu cần Hòa Bình

4.Thịt lợn thui luộc:

Thịt lợn thui luộc là món ăn đặc sản ở tỉnh Hòa Bình rất nổi tiếng với cách chế biến khác lạ .Thịt lợn ở đây thơm và chắc hơn bởi được nuôi thả tự nhiên trên các lưng đồi.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

4.1 Cách chế biến:

Lợn được thả rông được thui vàng, thui đến đâu thì cạo lông đến đó. Sau đó rửa sạch trước khỉ mổ lấy phần nội tạng, không rửa lại với nước, mà chỉ lấy lạt giang buộc treo lên để cho ráo máu.

Thịt lợn được làm sạch như vậy thì sẽ để được lâu, không bị ôi thiu hay có mùi. Sau đó thit được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ vừa phải.

Khi thịt chín tới được đem ra và thái mỏng bày trên lá chuối rừng tươi xanh. Thịt nóng được để trên lá chuối rừng hòa quyện với nhau tạo ra hương vị thơm ngon mà hấp dẫn.

4.2 Cảm giác khi ăn thịt lợn thui luộc

Thịt luộc chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Khách du lịch khi nếm thử món ăn sẽ cảm nhận độ ngọt của thịt lợn trong miệng , bì và mỡ sẽ giòn giòn,  mùi thơm của lá chuối rừng, hương vị đặc biệt của hạt dổi, đậm đà mặn mặn của muối rang.

4.2. Ăn món thịt lợn thui ở đâu?

-Lương Sơn

-Lạc Thủy

5.Cá nướng đồ

Khi đến với Hòa Bình nhiều du khách không thể không say đắm khi thưởng thức món cá nướng đồ mang hương vị rất riêng cho mảnh đất này. Đây là món ăn nổi tiếng khi nướng bằng loại cá sông Đà ngon nhất chắc thịt.

Cá  tự nhiên được bắt từ sông Đà, mang về sau khi làm sạch sơ qua và đem nướng trên than hồng.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

5.1 Cách nướng cá đồ

Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống dưới tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá sau nướng được đặt lên trên lá chuối và rắc muối lên trên để gia vị có thể ngấm từ từ vào cá, đồ lên rồi mới ăn.

Sự kết hợp các vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách khó mà quên được hương vị của vùng núi Tây Bắc, món này có  thể kết hợp với món Cơm Lam sẽ rất tuyệt vời.

5.2 Ăn Cá nướng đồ ở đâu?

– Nhà hàng Bếp Mường – Suối khoáng Kim Bôi

-NhГ  hГ ng vua cГЎ Long PhЖ°б»Јng- khu trung tГўm thЖ°ЖЎng mбєЎi bб»ќ trГЎi sГґng ДђГ

6.Măng đắng

Măng đắnh là mầm cây thuộc họ tre,trúc,mai,vầu,sặt,nứa, mới nhú khoảng 1,2 đốt ngón tay trở xuống. Khi bóc bẹ măng ra, xuất hiện ra thân măng trắng muốt, trong trẻo.

6.1 Cách làm măng đắng

Măng đắng đem từ rừng về cần được loại bỏ bẹ măng, thái nhỏ đem luộc sơ sau đó ngâm với nước muối loại bỏ bớt vị chát đắng của măng, tiếp đến đem măng ngâm tiếp trong nước lạnh một khoảng thời gian ngắn là có thể chế biến được.

Bên cạnh đó măng đắng còn được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác như măng xào, măng nấu thịt vịt, hầm xương, nấu với cá,….

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

6.2 Cảm nhận khi ăn măng đắng

Cũng giống như măng le Tây Nguyên hay nhiều loại măng khác, măng đắng chấm muối ớt thì ngon không có gì bằng. Vị đắng độc đáo của măng quyện vào vị cay của muối ớt sẽ đem đến hương vị vô cùng khác lạ, khiến nhiều người thích thú.

Sức hút của măng đắng chính là khiến cho người ăn một lần sẽ muốn ăn thêm lần nữa. Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sạt mới nhú lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém.

Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, nồng nàn của ớt, vị cay ấm của lá  gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng

6.3 Mua măng đắng ở đâu?

Chúng ta có thể mua măng ở dọc đường Hòa Bình

7. Cam cao phong

Đối với người dân Hòa Bình Cam cao phong không chỉ nổi tiếng với họ mà còn đối với khách du lịch tại khắp nơi yêu thích là đặc trưng của Hòa Bình , với hương vị cam rất riêng ngọt ngọt và căng mọng nước.

Các giống cam được trồng tại huyện Cao Phong đều có nguồn gốc từ các nơi khác nhau đem đến. Tuy nhiên, khi đưa về trồng lại đây là do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu nên đã trở thành một trong những loại đặc sản phổ biến được mua về làm quà nhiều nhất khi du lịch Hòa Bình.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

7.1 Đặc điểm của cam cao phong

Vào cuối tháng 10 cây cam bắt đầu thu hoạch và cho ra quả,tùy thời điểm ra hoa.Cam khi chín có vỏ ngoài vàng nhạt sẫm, ăn có vị ngọt ngọt đậm, mùi thơm được lưu giữ trong miệng, vị ngọt đọng lại nơi cổ họng người ăn trong suốt thời gian dài. Đây là điều đặc trưng để phân biệt cam lòng vàng được trồng ở Cao Phong so với các nơi khác.

Những qua cam chín tươi ngon được bày bán ở hai bên lề đường sẽ làm bạn thích thú không thể không dừng lại ở một quầy hàng nào đó để mua cho mình một vài cân mang về.

8.Quả lặc lày

Quả lặc lày còn có một tên gọi khác là quả mướp rừng được trồng tại nhiều vùng núi cao nơi có khí hậu trong lành. Từ loại quả này dựa vào người chế biến có thể khéo léo tạo ra những món ăn độc đáo.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

8.1 Chế biến quả lặc lày ra sao?

Lặc lày thường nấu canh, luộn là món ngon nhất. Khi chế biến món ăn này người ta thường để nguyên cả vỏ vì chính lớp vỏ tạo nên hương vị rất riêng . Đặc biệt khi luộc hoặc hấp độ giòn của lớp vỏ kết hợp với vị ngọt mát của phần ruột khiến cho người ăn có cảm giác ngon miệng khi ăn món này. Lặc lày vừa chín tới , gắp ra đãi chấm với muối vừng , hương thơm của lặc lày đầu mùa hòa quyện với vị mặn mặn, béo ngậy của lạc tạo nên một nét hấp dẫn riêng biệt cho món ăn .

8.2  Mua lặc lày ở đâu?

Chợ phiên xã Bao La , huyện Mai Châu

9. Măng khô

Đến với Hòa Bình người ta không thể nào chỉ biết đến rượu cần, cơm lam, thịt lợn,… mà Hòa Bình còn rất nổi tiếng với đặc sản các loại, trong đó măng khô.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

9.1 Đặc điểm măng khô

Được người dân chế biến thủ công, không có hóa chất. Có 4 loại măng: măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn. Măng nứa và vầu thì mềm. Măng lưỡi lợn là măng củ , được bổ miếng và sấy khô,khi nấu thì xắt miếng hình lưỡi lợn và được hầm với thịt xương, chân giò,.

Khác với măng tươi và măng đắng,măng khô được chế biến hết sức cẩn thận và hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên.

Măng khô nguyên gốc phải được phơi kiệt và sấy khô, măng được phơi kiệt nước bằng nhiều cách, nếu gặp thời tiết nắng ráo thì măng sẽ được nắng, vàng đậm tự nhiên.

Nếu thời tiết không thuận lợi cho việc phơi sấy và ít nắng người ta thường treo măng lên gác bếp để măng được sấy khô hơn. Măng được sấy khô và chuyển sang màu vàng , người ta mới xé măng ra thành từng tấm nhỏ , sau đó phơi thêm lần nữa, cuối cùng mới đem đi bán.

Chính vì thế mà măng Hòa Bình thường có màu vàng, đôi khi có màu hơi thâm của khỏi bếp. Vì vậy, đây chính là loại măng an toàn và nguyên gốc.

9.2 Lưu ý khi mua măng khô

Để chọn được loại măng khô ngon, an toàn, chị em nên chọn loại có màu nâu vàng, đường vân tỉ mỉ, thịt dày, rộng bề, khi sờ vào không có cảm giác ấm tay, có thể bẻ gãy được. Để mua được măng khô thì các bạn có thể mua ở các chợ Hòa Bình

10.Rau rừng đồ

Với tập quán sinh sống khác nhau, người Mường lại có khẩu vị thích những vị chua chát, vị đắng, thích sử dụng phương thức đồ để chế biến rau nên món rau được đồng bào khá ưa chuộng.

Thông thường món rau rừng đồ được tạo thành từ nhiều loại rau khác nhau, người dân sẽ hái các loại rau quanh nhà như: rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau the hởi, hoa chuối, quả quạnh,…không thể thiếu trong món rau đồ là ngọn và lá đu đủ bánh tẻ cùng những chùm hoa đu đủ đực trắng tinh. Chúng được sử dụng để tạo vị đắng cho món ăn.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

10.1 Cách chế biến:

Sau khi rửa sạch các loại rau ,thì đem thái nhỏ, mỏng, và trộn đều rồi đồ lên bằng chõ gỗ . Chờ cho nước sôi thì cho rau vào chõ để gỗ. Khoảng 15-20 phút, khi ngửi thấy mùi thơm, đặc biệt là lá lốt, thì rau đã chín. Rau được đồ chín  bằng hơi nên không nát, khi chín những loại rau này vẫn giữ được màu sắc, rất xanh, rất đậm đà.

Không biết từ bao giờ món rau rừng đồ trở thành đặc sản của người dân xứ Mường. ,Món rau rừng là món ăn đơn giản và bình dị nhưng đậm chất của người Mường, nó có thể khiến cho du khách hiểu rõ hơn về ẩm thực độc đáo và phong phú, gần gũi, mộc mạc của người Mường.

11.Xôi ngũ sắc Mai Châu

Xôi ngũ sắc hay còn gọi là xôi nếp nương là một trong những món ăn tuyệt vời nhất định không thể bỏ lỡ khi có dịp ghé Tây Bắc

Nếu ai đã được thưởng thức chắc chắn sẽ không thể quên hương vị của nó. Vị gai gai của gạo nếp nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ngay lưng chừng thung lũng.

Loại Gạo nếp nương là loại gạo vừa dẻo vừa ngọt được gieo trồng một cách khéo léo, kết hợp với một chút nước cốt dừa, một chút mỡ gà béo ngậy, một chút dừa nạo sợi, ăn  kèm với vừng rang thi ngon tuyệt.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái đảm đang, ân cần và chịu khó và bằng những nguyên liệu tự nhiên như: cốm, gấc, lá cẩm, lá dứa, đỗ xanh,…Mai Châu đã đóng góp nên ẩm thực Tây Bắc món đặc sản xôi ngũ sắc vang danh năm châu.

Vào những buổi sáng lạnh giá mọi người ngồi co ro ôm lấy gói xôi được bỏ trong chiếc cốc đan bằng tre mỏng cực đẹp lại còn âm ấm , cái hương vị xôi nếp thơm ngon mùi thơm thoảng thoảng bay lên không trung ,nhâm nhi từng hạt xôi dẻo dẻo thế mà lại ngon, lại bình dị, gần gũi mà ấm áp trong lòng mỗi người.

Ăn xôi ngũ sắc ở đâu?

-Quán ăn tại khu Bản Lác 1,2 Mai Châu

12. Thịt trâu nấu lá lồm

Đến Thung Nai ngoài việc ngoài việc thưởng thức những phong cảnh đẹp bạn còn được dịp thưởng thức món thịt trâu nấu lá lồm ngon đến nao lòng do chính tay người dân bản xử chế biến.

Gần gũi và là món ăn dân tộc phổ biến của dân tộc Mường, thịt trâu lá lồm đã trở thành món ăn đặc sản mà du khách nào đến đây cũng muốn thử một lần vì sự nổi tiếng của nó. Món ăn thịt trâu nấu lá lồm có những nét đặc trưng: ngon miệng, hấp dẫn, gắn bó với đời sống và phong tục người dân tộc Mường.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

12.1 Cách chế biến:

Thịt trâu lá lồm là món ăn đơn giản nhưng lại tạo nết nét đặc trưng bởi lá lòm. Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất cho kĩ rồi giã lá lồm, nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm cùng thịt trâu. Khi tấm gạo chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu đã chín nhừ và ngấm gia vị và vị chua của lá lồm. Thịt trâu kết hợp với lá lồm tạo ra một hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm đã át đi mùi ngấy của thịt trâu, miếng thịt sau khi đã no lửa chín mềm quấn lấy gia vị thơm lừng, ăn một lần không thể quên hương vị đặc sắc này.

12.2 Lưu ý khi chế biến

Món ăn này không khó chế biến nhưng khâu nguyên liệu lại cực kì phức tạp. Để có thể tạo nên một món thịt trâu ngon miệng, người đầu bếp phải là người biết chọn nguyên liệu một cách khéo léo,thịt trâu phải dẻo và không được để qua ngày, nếu không thịt sẽ chuyển sang màu tím , ăn dai và mất đi thẩm mỹ.

Lá lồm là phải được chọn kĩ để lá có xanh tươi tự nhiên để khi nấu vò thả vào niêu đất sẽ có vị thanh thanh  chua chua nhẹ nhàng không bị đắng chát. Nếu lá có màu hơi ngả vàng có nghĩa là lá đã già hoặc úa, khi nấu với thịt trâu sẽ không có được hương vị mong muốn.

* Ăn ở đâu?

Quán Ngon- Trương Hán Siêu, tp Hòa Bình

13.Canh Loóng

Người Mường có rất nhiều loại ẩm thực đậm đà dư vị được chế biến từ các loại cây lá trên rừng, bên ven suối. Trong đó, món canh loóng chuối là món ăn đặc sắc và đặc biệt không thể thiếu được trong các bữa ăn lễ, ngày tết.

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

13.1 *Nguyên liệu Canh Loóng

Món canh loóng  là món rất dễ chế biến và rất đơn giản về mặt nguyên liệu không cầu kì như những món khác. Phải chế biến được món canh loong, người Mường phải chuẩn bị sẵn các nguyên liệu, như thân cây chuối không quá non cũng không được quá già, xương hoặc chân giò lợn mán, lá lốt, lá tía tô hái trên rừng hoặc trong vườn nhà để được tươi tốt, hạt dổi.

Tất cả các nguyên liệu này đều có sẵn xung quanh trong khu vực sống, dễ kiếm, có thể tự làm được, không phải đi mua, kể cả xương lợn mán cũng nuôi được nên rất tươi ngon.

Ở các bản Mường, có thể tìm thấy giống chuối gòng được trồng ở vườn nhà, bìa rừng,ven sông, ven suối rất nhiều.Khi đi chặt chuối, phải chọn giống chuối gòng có thân cao, không chát, trắng, lấy đoạn giữa,  bỏ đi các phần khác.

13.2 Cách chế biến Canh Loóng

Chuối chặt về, đem ra bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài và chỉ lấy phần lõi non có màu trắng,vì nó có vị ngọt mát và mềm. Dùng dao thái lát mỏng từng miếng rồi cho vào chậu ngâm nước lã để chuối tiết ra mũ trắng và vẫn giữ được độ tươi của chuối .

Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả cả nguyên liệu cho món ăn này, xương lợn mán  đem đi ninh nhừ, chủ yếu là lấy nước nấu canh. Khi xương lợn ninh xong  đã mềm, loóng chuối được vớt ra, để ráo nước rồi sau đó cho vào nồi, dùng đũa đảo đều sau đó đậy kín vung, ninh tiếp khoảng 30 phút là được.

Trước khi hạ nồi canh xuống, cho lá lốt đã thái nhỏ cùng hạt dổi vào rồi đảo đều, nêm vừa muối và múc ra bát để thưởng thức.

Canh loóng khi nấu xong có một màu sắc đặc biệt thu hút người ăn đó là màu trắng ngần , màu xanh của lá lốt, màu tím của tía tô, màu lấm chấm đen của hạt dổi giã mịn. Tất cả hòa quyện và đã làm nên bát canh đậm đà sắc màu dân tộc Mường.

Khi ăn, canh loóng có vị ngọt ngọt của xương lợn má được nuôi tự nhiên, vị thơm ngọt và giòn của loóng chuối tươi , vị thơm của lá lốt gây kích thích vị giác của người ăn, vị cay nhè nhẹ của hạt dổi. Nếu lần đầu được thưởng thức, người ăn sẽ thấy rất lạ miệng và hấp dẫn và có thể ghiền món ăn này ngan lần đâu tiền.

13.3 Công dụng của đặc sản Canh Loóng

Món ăn này được nấu hằng ngày trong mọi bữa cơm của người Mường. Canh loóng còn được người Mường ví như  là một vị thuốc tốt cho sức khỏe con người. Từ bản thân các nguyên liệu được trồng và mọc tự nhiên như cây chuối, lá lốt, tía tô, hạt dổi, canh loóng có thể giúp cơ thể được giải độc, tốt cho đại tràng, tiêu hóa, giải cảm, chống viêm nhiễm, giúp cầm máu..

*Ăn ở đâu?
-Làng Ngói-tỉnh lộ 317, tp Hòa Bình

14.Tỏi tía Loóng Luông

Tỏi tía là đặc sản được xem là nổi tiếng của Hòa Bình và chỉ có ở xã Loo’ng Luông, huyện Mai Châu mới có thể tìm thấy được ở Hòa Bình. Tỏi tía khác với các loại tỏi của các vúng khác là tỏi có tép màu vàng, củ nhỏ, nhiều dầu nhưng lại rất thơm, đậm vị và cay nồng của tỏi.

Mặc dù tỏi là nguyên liệu thường được dùng làm gia vị để các chế biến món ăn nhưng riêng tỏi tía Loo’ng Luông thì nên sử dụng bằng cách ngâm với rượu hoặc giấm và đem ra uống hàng ngày để có thể cảm nhận được tất cả các tinh chất quý trong tỏi.

Tỏi tía sẽ giúp kích thích hô hấp, làm thông thoáng đường thở, giúp người ăn có một giấc ngủ sâu, điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, ho, cảm… Bên cạnh đó, tỏi tía Loo’ng Luông cũng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máy cao, làm ấm cơ thể, tăng huyết áp

ẩm thực, đặc sản, top 16 loại đặc sản hòa bình – ăn một miếng quên ngay lối về.

*Mua ở đâu?

Xã Loóng Luông, huyện Mai Châu

15.Chả cuốn lá bưởi

Trong các loại món ăn đặc sản của người Mường Hoà Bình thì món chả cuốn lá bưởi từ tên gọi hay cách chế biến lại được coi là món ăn độc đáo nhất. Nếu bạn  có dịp ghé qua Hoà Bình thì nhất định không nên bở lỡ món ăn này.

Đây là món ăn được làm bởi sự khéo tay, được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên ở vùng đất này. Người Mường theo như một vài tìm hiểu thì họ đặc biệt chú trọng đến khâu tìm và chọn nguyên liệu chế biến. Tuy họ chỉ cần ra vườn nhà và chọn kĩ trước khi hái những chiếc lá bưởi đang độ non bánh tẻ, bề mặt lá xanh bóng, dẻo. Nhưng đặc biệt phải lưu ý chọn lá bưởi sao cho lá phải rất thơm, cay nồng, đậm đà hơn bưởi lai

Lợn được người dân tự nuôi và thả rông quanh nhà , thịt ba chỉ phải chọn sao cho có lẫnthịt và nạc, cùng các nguyên liệu khác như: mỡ, hành tỏi, hạt sẻng, hạt dổi, rau thơm, những nguyên liệu này điều có sẵn trong nhà và vườn của họ và đương nhiên không thể thiếu nguyên liệu than hoa.

15.1 Cách chế biến Chả cuốn lá bưởi

Cách chế biến món chả cuốn lá bưởi này rất đơn giản và không quá cầu kỳ. Lá bưởi sau khi hái  được rửa sạch kĩ và để ráo nước. Thịt lợn ba chỉ thái sao cho không quá mỏng  hoặc băm nhuyễn sau đó trộn hạt dỗi, hành củ, hạt sẻng và các loại rau thơm, nêm thêm chút gia vị như nước mắm ngon và bột ngọt hoặc hạt nêm chừng 10 phút cho gia vị ngấm vào thịt.

Nhân thịt sau khi được ướp gia vị cho vào giữa lá bưởi, sau đó cuốn di chuyển tay khéo léo cuốn tròn theo chiều ngang, khi cuốn xong  dùng một chiếc tăm nhọn xiên ngang miếng chả để giữ lá, tạo độ chặt cho miếng chả.

Sau khi cuốn chả xong, người chế biến kẹp chặt vào phên hoặc thanh tre rồi nướng trên bếp than hồng. Khi nướng phải nướng kĩ và đều tay lật đi lật lại nhiều lần để cho lá bưởi khỏi cháy. Có thể nhận thấy được khi nào chả chín bằng cách đơn giản là quan sát lá bưởi nếu lá chuyển sang màu xám.

15.2 Cảm nhận khi ăn Chả cuốn lá bưởi

Chả cuốn lá bưởi ăn khi ăn nóng thì tuyệt ngon, dư vị chả đậm đà mà khó tả, lạ miệng. Cảm nhận của bạn đầu tiên khi lần đầu ăn món chả cuốn lá bưởi là vị thơm nồng, cay cay của lá bưởi, vị thơm ngọt mà không ngấy của thịt lợn được hòa chung với các gia vị khiến cho miếng chả thơm ngon mà hấp dẫn.

Đặc biệt, chả cuốn lá bưởi có thể chấm với muối ớt đâm nhuyễn  hoặc là hạt dỗi nướng sẽ làm cho món ăn thêm phần ngon lạ hơn.

Ăn ở đâu?
Việt Hoa-80 Cù Chính Lan, tp Hòa Bình

16. Đang cập nhật thêm

II. Tổng kết

Sau khi đọc xong bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn có nhưng thông tin đáng quý về đăc sản Hòa Bình nhé.

Nếu đến Hòa Bình du lịch thì đừng bỏ qua đặc sản này nhé

Đăng bởi: Phạm Nghĩa

YOLO! Khám phá các huyện ở Hòa Bình

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก