Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Acquisition là gì? Quy trình mua lại doanh nghiệp đạt hiệu quả

eTrong kinh doanh, các nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức thu mua lại doanh nghiệp hơn là xây dựng một doanh nghiệp từ đầu. Thuật ngữ kinh doanh gọi đó là Acquisition. Vậy Acquisition là gì? và làm thế nào để có thể thu hút được nhân tài khi sáp nhập một doanh nghiệp mới. Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.

Acquisition là gì ?

acquisition là gì, talent acquisition, recruitment executive là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, acquisition là gì? quy trình mua lại doanh nghiệp đạt hiệu quả

Acquisition được hiểu là mua lại

Hiểu theo dịch nghĩa từ điển, Acquisition mang ý nghĩa là “Mua lại”.

Trong kinh doanh, Mua lại được định nghĩa là một  giao dịch của công ty trong đó một công ty mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần hoặc tài sản của công ty khác. Việc mua lại thường được thực hiện để kiểm soát và xây dựng dựa trên các điểm mạnh của công ty. Có một số kiểu kết hợp kinh doanh: mua lại (cả hai công ty đều tồn tại), sáp nhập (một công ty tồn tại) và hợp nhất  (không công ty nào tồn tại).

Hoạt động mua lại là điều phổ biến trong kinh doanh và chúng có thể xảy ra khi có hoặc không có sự chấp thuận của công ty được mua lại. Với tư cách là người mua lại, nếu bạn mua hơn 50% cổ phần của công ty khác và các tài sản khác, bạn có thể đưa ra quyết định về những tài sản mới này mà không cần sự chấp thuận của các cổ đông của công ty bị mua.

Việc mua lại thường được thực hiện như một phần của chiến lược tăng trưởng của công ty, với việc công ty được nhắm mục tiêu có thứ gì đó mà công ty mua muốn nhưng không thể hoặc không muốn phát triển nội bộ. Chúng chủ yếu được tạo ra để đổi lấy tiền mặt, cổ phiếu của công ty mua hoặc hỗn hợp cả hai.

Lợi ích của Acquisition với doanh nghiệp

Hiểu được Acquisition là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lợi ích cho bên mua khi thực hiện mua lại.

1. Giảm hàng rào gia nhập

Một công ty có thể thâm nhập vào các thị trường và dòng sản phẩm mới ngay lập tức với một thương hiệu đã được công nhận, có danh tiếng tốt và cơ sở khách hàng hiện có. Việc mua lại có thể giúp vượt qua các rào cản gia nhập thị trường mà trước đây là thách thức. Gia nhập thị trường có thể là một kế hoạch tốn kém đối với các doanh nghiệp nhỏ do chi phí nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới và thời gian cần thiết để xây dựng cơ sở khách hàng đáng kể.

2. Sức mạnh thị trường

Việc mua lại có thể giúp tăng thị phần của công ty bạn một cách nhanh chóng. Mặc dù cạnh tranh có thể là thách thức, nhưng tăng trưởng thông qua mua lại có thể hữu ích trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quá trình này giúp đạt được sự hiệp lực của thị trường.

acquisition là gì, talent acquisition, recruitment executive là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, acquisition là gì? quy trình mua lại doanh nghiệp đạt hiệu quả

Acquisition giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu mạnh mẽ

3. Năng lực và nguồn lực mới

Một công ty có thể chọn tiếp quản các doanh nghiệp khác để đạt được năng lực và nguồn lực mà công ty hiện không nắm giữ. Làm như vậy có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như tăng trưởng doanh thu nhanh chóng hoặc cải thiện tình hình tài chính dài hạn của công ty, giúp việc huy động vốn cho các chiến lược tăng trưởng trở nên dễ dàng hơn. Sự mở rộng và đa dạng cũng có thể giúp một công ty chống chọi với sự suy thoái kinh tế.

4. Tiếp cận với các chuyên gia

Khi các doanh nghiệp nhỏ tham gia với các doanh nghiệp lớn hơn, họ có thể tiếp cận các chuyên gia như chuyên gia tài chính, pháp lý hoặc nhân sự.

5. Tiếp cận vốn

Sau khi mua lại, khả năng tiếp cận vốn với tư cách là một công ty lớn hơn được cải thiện. Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường bị buộc phải đầu tư tiền của mình để tăng trưởng kinh doanh, do họ không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay lớn. Tuy nhiên, với việc mua lại, có sẵn một mức vốn lớn hơn, cho phép các chủ doanh nghiệp có được các khoản tiền cần thiết mà không cần phải tự bỏ tiền túi ra.

6. Ý tưởng và quan điểm mới mẻ

Mua bán và sáp nhập thường giúp tập hợp một đội ngũ chuyên gia mới với những quan điểm và ý tưởng mới mẻ, đồng thời có đam mê giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

Các hình thức thu mua doanh nghiệp hiện nay

Mua lại cổ phần

Hình thức doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khách bằng cổ phiếu, tiền mặt hoặc các loaicj chứng khoản. Cách thức thực hiện bằng việc các doanh nghiệp cách doanh nghiệp tiến hành thu mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phần và gửi lời đề nghị đến các cổ đông khác của doanh nghiệp bị thu mua mà không cần thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp bị mua.

Mua lại tài sản

Với hình thức giao dịch này bên thu mua sẽ mua lại trực tiếp các tài sản của bên công ty bán mà không thông qua các cổ đông bên bán. Bên phía công ty bán tài sản sau khi nhận được tiền sẽ chấm dứt mọi hoạt động và tự giải thể.

Có một số lưu ý về thủ tục pháp lý phục tạp khi thực hiện mua liên quan đến thủ tục pháp di khi thực hiện chuyển nhượng các quyền sở hữu tài sản. Điều này khiến chi phí mua lại tài sản sẽ lớn hơn chi phí khi mua lại bằng cổ phiếu.

Quy trình mua lại doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đầu tiên cần xác định mục tiêu và động cơ mua lại doanh nghiệp. Bạn cần biết việc mua lại doanh nghiệp đó sẽ giúp ích gì cho công việc kinh doanh của mình. Những lợi thế chiến lược khi mua doanh nghiệp bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch

Sau khi đã xác định được mục tiêu bạn cần xây dựng được một bản kế hoặc để biết được mình cần phải làm những gì, các xu hướng của ngành kinh doanh, phương pháp tìm kiếm và đánh giá doanh nghiệp bị thu mua. Các chỉ tiêu về lịch trình thực hiện và ngân sách giao dịch, số vốn cần huy động, dự báo khoảng chi phí thu mua và một số vấn đề liên quan khác.

Một bản kế hoạch thu mua đóng vai trò quan trọng bởi nó giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình thương thuyết các vấn đề của doanh nghiệp và giá trị cổ phần của người bán khi vẫn còn nắm giữ trong tay một phần của doanh nghiệp đó.

Bước 3: Tập hợp đội ngũ

acquisition là gì, talent acquisition, recruitment executive là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, acquisition là gì? quy trình mua lại doanh nghiệp đạt hiệu quả

Để đạt được hiệu quả thu mua bạn cần có cho mình một đội ngũ giúp bạn chuẩn bị và tiến hành thu mua. Bạn có thể thuê ngoài hoặc các thành viên trong công ty nếu đủ năng lực. Đồng thời có các chuyên gia tư vấn là kế toán, luật sư, chuyên gia định giá, chuyên gia đầu tư ngân hàng và có thể cần đến chuyên gia bảo hiểm.

Để tiến hành thu mua thành công, mọi thành viên cần liên kết chặt chẽ với nhau trong từng hành động, suy nghĩ thống nhất để đạt hiệu quả cao và trưởng nhóm sẽ phân việc cho từng người.

Một số trường hợp người bán doanh nghiệp họ thuê các ngân hàng đầu tư với người mua tiềm năng, điều này giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí khi tìm kiếm doanh nghiệp bị thu mua khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Bước 4: Tìm kiếm doanh nghiệp thu mua

Bạn cso thể tìm kiến doanh nghiệp thu mua qua những cách như:

– Tìm phương pháp khai thác thông tin từ những ngân hàng đầu tư hay từ nhân viên môi giới.

– Sử dụng một số trang web về rao bán doanh nghiệp trên thị trường.

– Nhận diện người cần liên lạc thông qua các ấn phẩm khác để cùng hỗ trợ cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có tiềm năng.

Bước 5: Tiếp cận doanh nghiệp

Khi Д‘ГЈ tГ¬m kiбєїm Д‘Ж°б»Јc doanh nghiệp mục tiГЄu, bбєЎn hГЈy tГ¬m hiб»ѓu tбєЎi sao doanh nghiệp Д‘Гі lбєЎi rao bГЎn vГ  nhб»Їng Д‘б»‘i thủ cбєЎnh tranh gбє§n Д‘Гўy cỉa hб»Ќ. Mб»™t sб»‘ Д‘iб»Ѓu bбєЎn cбє§n lГ m lГ

– Tìm kiếm, thu thập thông tin doanh nghiệp đó, xât dựng cuộc họp .

– Chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời.

– Nắm bắt và đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sau khi họp.

– Xác định xem còn đối tượng nào quan tâm đến việc thu mua doanh nghiệp không.

Bước 6: Thực hiện rà soát và thẩm định doanh nghiệp

Tất cả quá trình rà soát theo tình troạng pháp lý, tình hình hoạt động và chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính. Mục đích của việc này là để xem xét và đưa ra các cảnh cáo cũng như các rủi ro tiềm ẩn hoặc hiện tại.

Rà soát tài chính là việc đặt ra những câu hỏi nhằm kiểm tra tình trạng tài chính nội bộ của doanh nghiệp bị thu mua như báo cáo tài chính, chi phí, nợ phải thu, nợ cần trả, nguồn doanh thu chính…

Bước 7: Lựa chọn hình thức thu mua

Hiện nay có nhiều hình thức thu mua doanh nghiệp, ban cần lựa chọn phương thức thu mua phù hợp với mục tiêu trong kinh doanh của mình.

Bước 8: Chuẩn bị nguồn tài chính

Bạn là người đi thu mua doanh nghiệp vậy nên bạn cần chuẩn bị một số vốn cân thiết và phù hợp. Số vốn ở đây bạn có thể có được bằng cách như vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nguồn tài trợ từ người bán, tìm đối tác, thế chấp tài sản hoặc từ người thân, bạn bè…

Bước 9: Ký hợp đồng và kết thúc giao dịch

Khi đã hoàn thành các bước trên, bạn tiến hành kí hợp đồng với bên bán dựa trên chi phí và các điều khoản. Luật sư sẽ dùng nó để tư vấn và biên soạn hợp đồng. Đến đây giao dịch đã hoàn thành.

Talent acquisition là gì?

Theo dịch nghĩa, Talent Acquisition có nghĩa là thu hút nhân tài. Thu nhận nhân tài đề cập đến quá trình xác định và có được những người lao động có kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tổ chức của bạn. Nhóm thu nhập nhân tài chịu trách nhiệm xác định, thu nhận, đánh giá và tuyển dụng các ứng viên vào các vị trí còn trống trong công ty. Muốn xây dựng một chiến lược thu hút nhân tài dài hạn, bộ phận chịu trách nhiệm phải xây dựng được thương hiệu cho nhà tuyển dụng, phát triển nguồn ứng viên tiềm năng qua các kênh khác nhau, đồng thời phải biết hoạch định nguồn lực trong tương lai. Bộ kỹ năng của các chuyên gia thu hút nhân tài hiệu quả bao gồm chiến lược tìm nguồn cung ứng, đánh giá ứng viên, tuân thủ và các tiêu chuẩn tuyển dụng, cũng như thông thạo các phương pháp xây dựng thương hiệu việc làm và các sáng kiến ​​tuyển dụng của công ty.

acquisition là gì, talent acquisition, recruitment executive là gì, khởi nghiệp, kinh doanh, acquisition là gì? quy trình mua lại doanh nghiệp đạt hiệu quả

Talent Acquisition có nghĩa là thu hút nhân tài

Sự khác biệt giữa Acquisition và Recruitment Executive là gì

Recruitment Executive đóng vai trò là những người tuyển dụng nhân sự. Chính vì vậy 2 thuật ngữ “Acquisition” (Thu hút nhân tài), “ Recruitment Executive” (chuyên viên nhân sự) rất dễ gây nhầm lẫn. Theo như cách hiểu thì 2 vị trí này đều có chung một mục tiêu đó chính là tìm kiếm những ứng viên tiềm năng mới cho công ty.

Nhưng, có sự khác biệt. Tuyển dụng việc làm giải quyết nhu cầu nhân sự ngắn hạn của công ty. Mặt khác, thu hút nhân tài là một chiến lược kinh doanh và nhân sự tổng thể đóng vai trò quan trọng trong các mục tiêu dài hạn của tổ chức, đồng thời thừa nhận rằng con người (hoặc tài năng) có thể đóng một vai trò to lớn trong những thành công trong tương lai của công ty. Không giống như chỉ đơn giản là lấp đầy các chỗ, thu nhận nhân tài là một quá trình liên tục có xu hướng xác định và xem xét các ứng viên thích hợp cho các vị trí cấp điều hành, vai trò lãnh đạo và các công việc yêu cầu đào tạo chuyên môn.

Làm cách nào để áp dụng chiến lược thu hút nhân tài

Lập kế hoạch chiến lược thu hút nhân tài xung quanh mục tiêu của doanh nghiệp. Xem xét nhu cầu dài hạn của tổ chức. Nếu bạn muốn thu hút những người có ý tưởng và quan điểm mới, hãy xem xét xây dựng các chương trình thực tập cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học và nhân viên mới vào nghề. Nếu bạn muốn tuyển dụng các đội đa dạng hơn, hãy sử dụng kỹ thuật tuyển dụng thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Hãy nhớ rằng việc nuôi dưỡng mối quan hệ với những nhân viên tiềm năng cần có thời gian. Những người bạn thu hút và tuyển dụng đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của công ty, vì vậy hãy bắt đầu tìm nguồn cung ứng bằng cách tham gia vào các sự kiện kết nối có liên quan và tương tác với các ứng viên thụ động trực tuyến.

Như vậy thông qua bài viết trên đây đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Acquisition là gì và Talent Acquisition. Không thể phủ nhận một điều rằng, dù là công ty lâu năm hay những công ty mới sáp nhập thì chiến lược thu hút nhân tài cũng vô cùng cần thiết.

Đăng bởi: Thái Tấn Phước

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก