Khởi Nghiệp Kinh Doanh

B2B là gì? Phân biệt giữa B2B và B2C chi tiết

Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với ngành thương mại điện tử, thuật ngữ B2B được sử dụng khá rộng rãi trong kinh doanh. Tuy nhiên còn rất nhiều người đang mơ hồ về mô hình kinh doanh trong B2B. Trong bài viết về chủ đề học kinh doanh này, chúng tôi ta sẽ cùng nhau giải thích B2B là gì mà nó có những đặc điểm gì khác so với B2C.

B2B là gì?

Business To Business viết tắt là B2B – đây là hình thức mua bán, trao đổi kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh này diễn ra trên các kênh thương mại điện tử thông qua Internet như: Tiki, Shopee, Lazada, Alibaba…. Ngày nay, mô hình hoạt động kinh doanh B2B ngày càng trở nên phổ biến và ưa chuộng bởi thông qua những giao dịch lớn, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác.

b2b là gì, b2b và b2c, sale b2b, phân biệt giữa b2b và b2c, khởi nghiệp, kinh doanh, b2b là gì? phân biệt giữa b2b và b2c chi tiết

Mô hình kinh doanh B2B

Phân biệt B2B và B2C

Thứ nhất là đối tượng khách hàng

– Điểm khác biệt cơ bản giữa hai mô hình kinh doanh này là đối tượng khách hàng. Nếu như B2B tập trung vào khách hàng là những doanh nghiệp thì B2C có đối tượng khách hàng là những cá nhân.

– Chính vì điểm khác biệt này mà nhu cầu chủ yếu của khách hàng B2C là mua sản phẩm về dùng, hay nói dễ hiểu là hoạt động kinh doanh bán lẻ- mua lẻ. Còn B2B là bán sỉ, vì thế mà giá trị đơn hàng lớn. Trong trường hợp này, các bên sẽ sử dụng hình thức mua bán truyền thống đó là trao đổi, buôn bán và tiến hành báo giá, lập hợp đồng, ký hợp đồng để quá trình giao dịch được diễn ra thuận lợi.

Thứ hai là hệ thống tích hợp thương mại điện tử

– Với mô hình kinh doanh B2B yêu cầu phải có hệ thống vận hành đa chức năng mọi lúc, mọi nơi ngay cả khi không có sự giám sát của con người.

– Với mô hình kinh doanh B2C, đối tượng là những cá nhân mua lẻ, bạn chỉ cần một trang web có đầy đủ nội dung, thông tin và mục hỗ trợ khách hàng khi cần.

Thứ ba, quá trình đàm phán và giao dịch

– B2C là các hoạt động bán lẻ với khách hàng là các cá nhân. Chính vì vậy mà quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, đơn giản chỉ bằng những thao tác không quá phức tạp.

– Giao dịch của B2B là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giá trị đơn hàng lớn, thời gian giao dịch cũng lâu hơn vì phải đàm phán về giá cả, các điều khoản và ký kết hợp đồng. Chình vì đặc thù giao dịch đó, mà sale B2B cần phải học tập rất nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng được công việc như: kỹ năng đàm phán, giao tiếp, hỗ trợ thanh toán, vận chuyển….

Thứ tư, quy trình Marketing

Đối với B2B sẽ tập trung triển khai các chiến lược Marketing để tạo dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

Thứ 5: Khác biệt về quá trình bán hàng

b2b là gì, b2b và b2c, sale b2b, phân biệt giữa b2b và b2c, khởi nghiệp, kinh doanh, b2b là gì? phân biệt giữa b2b và b2c chi tiết

Bán hàng giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C)

– Sản phẩm dẫn dắt.

– Tối đa hóa giá trị của giao dịch.

– Quy trình mua hàng từng bước, chu trình bán hàng ngắn gọn.

– Nhận diện thương hiệu được tạo ra thông qua sự lặp lại và hình ảnh.

– Buôn bán và hướng vào các hoạt động mua hàng.

– Quyết định mua hàng thuộc về cảm xúc dựa trên mong muốn, hoàn cảnh hoặc giá cả.

Mục tiêu cuối cùng của B2C chính là chuyển đổi người ghé thăm website thành những người mua hàng. Thông thường các công ty B2C sử dụng nhiều hơn các hoạt động khuyến khích bán hàng như triển khai phiếu giảm giá, sự trang bày… Tất cả những chương trình khuyến mại đặc biệt, chương trình giảm giá các phiếu quà tặng có thể được sử dụng trực tuyến hoặc trực tiếp cửa hàng.

2. Doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp (B2B)

– Mối quan hệ dẫn dắt.

– Tối đa hóa giá trị của mối quan hệ

– Thị trường mục tiêu nhỏ và tập trung.

– Quy trình mua hàng nhiều bước, chu trình bán hàng dài hơn.

– Nhận diện thương hiệu được tạo ra bằng mối quan hệ cá nhân.

– Các hoạt động xây dựng nhận thức và sự hiểu biết.

– Quyết định mua hàng thuộc về lý trí dựa trên giá trị kinh tế mang lại.

Mục đích chuyển đổi những người tiềm năng thành khách hàng nhưng quá trình này lâu hơn và phức tạp hơn B2C. Với một công ty, doanh nghiệp cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ và quảng bá bằng cách sử dụng những hoạt động tiếp thị tạo ra những dẫn dắt được duy trì trong chu trình bán hàng.

Hoạt động tiếp thị thường có bước đầu tiên trong một chiến dịch giao tiếp lâu hơn, phức tạp hơn có thể bao gồm gửi thư trực tiếp, tiếp thị qua điện thoại, qua website, các bản tin và tiến hành bởi nhân viên bán hàng, những người sẽ thảo luận các yêu cầu kinh doanh chi tiết hơn và làm lay động các khách hàng tiềm năng thông qua chu trình bán hàng. Nội dung là vua đối với tiếp thị B2B và các bản tin, bài thuyết trình, tin tức về sản phẩm, dịch vụ của bạn được các phương tiện truyền thông đưa ra sẽ giúp các công ty hướng dẫn khách hàng tiềm năng của họ.

Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến

Sau khi giải thích thuật ngữ B2B là gì, chúng tôi sẽ giới thiệu một số mô hình B2B phổ biến thường gặp.

Mô hình B2B thiên về bên bán

Ở Việt Nam, mô hình kinh doanh B2B thiên về bên bán đang rất phổ biến và thịnh hàng. Với mô hình này, thông qua các trang mạng điện tử, doanh nghiệp sẽ phân phối cho bên thứ ba về các sản phẩm, mặt hàng, dịch vụ với số lượng lớn.

Mô hình B2B thiên về bên mua

Nếu như mô hình B2B thiên về bên bán trở nên phổ biến thì B2B thiên về bên mua thường ít gặp hơn. Với loại hình này, doanh nghiệp kinh doanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nhập hàng hóa, sản phẩm từ bên sản xuất. Sau đó, bên thứ 3 sẽ tiến hành trao đổi các giao dịch thông qua website để báo giá và phân phối sản phẩm.

b2b là gì, b2b và b2c, sale b2b, phân biệt giữa b2b và b2c, khởi nghiệp, kinh doanh, b2b là gì? phân biệt giữa b2b và b2c chi tiết

Mô hình kinh doanh B2B trở nên phổ biến

Mô hình B2B trung gian

Để nói về mô hình này một cách rõ nét nhất thì Shopee, Tiki, Sendo,… là những minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất về mô hình B2B gian. Với loại hình này, doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ tìm hiểu các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm được quảng bá lên các trang thương mại điện tử. Nếu bên bán đáp ứng được những điều kiện và tiêu chí mà bên mua đặt ra thì giao dịch sẽ được tiếp hành trực tiếp dưới sự bảo vệ quyền lợi của bên trung gian.

Loại hình thương mại hợp tác

Điểm đặc biệt của loại hình này mà ít mô hình nào có được đó là tính tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị. Các sàn thương mại điện tử phổ biến của mô hình B2B thương mại hợp tác có thể kể đến như: chợ điện tử, sàn giao dịch thương mại, sàn giao dịch Internet, thị trường điện tử…

Như vậy, trong bài viết trên, chúng đã đã cùng nhau tìm hiểu B2B là gì? Các loại mô hình B2B phổ biến thường gặp. Để mô hình này có thể phát triển một cách mạnh mẽ hơn nữa và có những bước đột phá trong kinh doanh,  các doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược bài bản để có thể hội nhập và xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, thành công hơn nữa trong tương lai.

– Gợi ý cách đăng ký bán hàng trên Lazada đơn giản, nhanh chóng
– Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu

Đăng bởi: Đỗ Hoàng Gia

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก