Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Chiến lược thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định đến việc thành hoặc bại trong kinh doanh. Nhiều người nghĩ, thương hiệu chỉ cần được tạo nên từ banner, logo, khẩu hiệu sao cho độc đáo và thu hút là được. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi việc xây dựng thương hiệu cần được thực hiện theo các bước bài bản, chuyên nghiệp. Để nắm được các bước cụ thể đó là gì, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu có thể hiểu là kế hoạch phát triển, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách lâu dài, bền vững nhằm khẳng định vị thế của doanh  nghiệp, khẳng định được thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng mục tiêu, vừa gây ấn tượng vừa khẳng định uy tín của mình.

Xây dựng chiến lược thương hiệu có ý nghĩa gì?

Giúp người xem nhận diện sản phẩm và doanh nghiệp

chiến lược thương hiệu, các bước xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, khởi nghiệp, kinh doanh, các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến logo của doanh nghiệp mà còn là những đánh giá chất lượng, những ấn tượng của người tiêu dùng tới sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Nhờ có thương hiệu mà người dùng sẽ nhanh chóng dễ dàng phân biệt bạn với các đối thủ khác trên thị trường, vừa khẳng định uy tín vị thế của doanh nghiệp vừa tạo nên sự khác biệt đặc trưng gây ấn tượng thu hút người dùng.

Ví dụ như sản phẩm Coca Cola. Chỉ cần nhìn thấy một sản phẩm nước ngọt có màu đỏ làm nền và dòng chữ Coca Cola màu trắng nổi bật trên nền đỏ, đã tạo ra sự tương phản đơn giản nhưng mạnh mẽ vui vẻ và gây ấn tượng rất tốt tới người dùng, kết hợp với các quảng cáo viral hấp dẫn càng khiến người dùng bị ấn tượng và luôn lựa chọn Coca Cola cho việc giải khát của mình.

Tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh

Việc tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường sẽ giúp bạn đồng thời khác biệt hóa cả các chiến lược quảng cáo sản phẩm, khác biệt về cản thiết kế sản phẩm/dịch vụ, đem đến cho người dùng “lựa chọn hàng đầu” là bạn thay vì là đối thủ cạnh tranh, hay nói cách khác đưa doanh nghiệp của bạn trở thành một “Lovemark” – thương hiệu được yêu thích.

Giúp kết nối với người tiêu dùng

Điều này gắn liền với sự tin cậy và uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Trong đó việc tác động và kết nối với người tiêu dùng bằng giá trị cảm xúc có tác động mạnh mẽ nhất, dễ lan tỏa nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới việc truyền bá bằng miệng của người tiêu dùng, đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn tới nhiều hơn những khách hàng tiềm năng thật sự, vừa giúp doanh nghiệp vươn dài hơn thương hiệu của mình vừa tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí. Hơn tất cả đó là sự trung thành và tin tưởng của người dùng đối với doanh nghiệp của bạn, họ sẽ ưu tiên sản phẩm/dịch vụ của bạn trước những đối thủ cạnh tranh.

Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp phát triển dựa trên sự cạnh tranh công bằng, chính vì vậy việc xây dựng chiến lược thương hiệu đóng một vài trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ giảm sức cạnh tranh, thu hút khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp xác định được đúng mục tiêu và hướng phát triển của mình trong từng giai đoạn nhất định. Một thương hiệu chất lượng là một thương hiệu tạo được niềm tin và ghi dấu ấn bền vững với khách hàng.

Các bước xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Theo quy trình xây dựng tính thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp, nếu muốn đạt được thành công thì cần thực hiện đầy đủ 7 bước sau đây:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu ở đây chính là một nhóm hoặc nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Trong bước này, bạn cần trả lời được 5 câu hỏi sau:

– Ai là mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh?

– Khách hàng mong muốn điều gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn?

– Vì sao khách hàng lại quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh?

– Những thông tin qua trọng về khách hàng bao gồm những gì?

– Khách hàng tìm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn gần nhất là khi nào?

chiến lược thương hiệu, các bước xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, khởi nghiệp, kinh doanh, các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Việc đầu tiên mà bạn cần nắm đó là xác định khách hàng mục tiêu

Bước 2: Xác định tính cạnh tranh trên thị trường

Việc xác định tính cạnh tranh trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp bạn phân tích được khả năng phát triển trong từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, có thể đề ra được những giải pháp nhằm đẩy mạnh doanh thu và giảm tính cạnh tranh.

Bước 3: Xác định cơ hội thị trường

Cơ hội về nguồn vốn, khách hàng, đầu tư, chiến lược phát triển… là những yếu tố mà một người xây dựng thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh cần nắm vững. Nếu nắm bắt tốt các cơ hội, bạn sẽ biết cách xây dựng được cho mình những chiến lược phát triển phù hợp. Ngược lại, nếu không biết nắm cơ hội, bạn sẽ bị đẩy lùi ra phía sau và thất bại là cái kết phải nhận.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi

Xác định giá trị cốt lõi ở đây tương đồng với việc bạn xác định mục tiêu cho từng tiến trình phát triển phát triển cụ thể. Ví dụ, thời gian đầu bạn sẽ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng, giai đoạn thứ hai là thu hồi vốn và các giai đoạn tiếp theo là đẩy mạnh mức lợi nhuận…

Bước 5: Định vị thương hiệu

Đây là bước quan trọng nhất trong chiến lược cho thương hiệu của doanh nghiệp. Việc định vị được thương hiệu riêng của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng nhanh chóng liên tưởng ngay tới doanh nghiệp của bạn và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn bên cạnh những đối thủ của mình.

Bạn có thể định vi thương hiệu bằng những cách sau:

– Dựa vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

– Dựa vào giá trị mà sản phẩm/dịch vụ đem đến cho khách hàng

– Dựa vào tính năng đặc hiệu của sản phẩm/dịch vụ

– Dựa vào mối quan hệ

– Dựa vào mong muốn của khách hàng

– Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp

– Dựa vào đối thủ cạnh tranh

– Dựa vào cảm xúc tác động đến khách hàng

chiến lược thương hiệu, các bước xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược thương hiệu, khởi nghiệp, kinh doanh, các bước xây dựng chiến lược thương hiệu thành công

Định vị thương hiệu được xem là bước khó nhất khi thực hiện xây dựng chiến lược

Bước 6: Nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược cho thương hiệu của doanh nghiệp. Nhận diện thương hiệu được thể hiện qua việc thiết kế logo, banner, khẩu hiệu… Đối với yếu tố này thì bạn cần chú ý tạo được sự ấn tượng, dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ thích nghi, dễ chuyển đổi và thu hút mạnh, tránh sự lặp lại hoặc ăn cắp của những đơn vị nổi tiếng.

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Bước cuối cùng tác động trực tiếp tới sự bền vững lâu dài của thương hiệu. Việc quản trị thương  hiệu sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được vị thế, hình ảnh đặc trưng của doanh nghiệp trên thị trường và với người tiêu dùng. Đặc biệt là khi thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt, việc quản trị thương hiệu tốt sẽ quyết định sự sống còn của thương hiệu doanh nghiệp.

Với 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu nêu trên, nếu áp dụng bài bản, chắc chắn viện kinh doanh của bạn sẽ phát triển như “diều gặp gió”. Nhưng như vậy là chư đủ, bạn cần phải trang bị thêm cho mình kiến thức học Marketing online, kinh nghiệm, chiến thuật kinh doanh.

Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Tô Hùng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก