Kinh Doanh

Cách lập kế hoạch kinh doanh với 9 bước đơn giản

Theo bạn, điều gì là quan trọng nhất khi bắt đầu một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn mới? Làm thế nào để lên một chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững 7 bước vô cùng quan trọng trong cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ – thành công đột phá trong kinh doanh.

Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh?

Hãy tưởng tượng thế này, bạn sẽ làm gì khi nhận được một ý tưởng kinh doanh quán cafe? Rõ ràng, chẳng ai có thể vội vã đi tìm kiếm mặt bằng, tìm nguồn hàng hay lập tức đi thuê nhân công phải không? Ví dụ, để tìm kiếm mặt bằng phù hợp bạn phải biết mình có bao nhiêu kinh phí cho việc này, bạn muốn hướng tới đối tượng khách hàng như thế nào để thiết kế cửa hàng phù hợp và tìm vị trí đắc lợi để kinh doanh. Hay để tìm được nguồn hàng phù hợp, bạn phải có hiểu biết về cafe, nghiên cứu các loại hạt và tìm ra công thức cho riêng mình, lựa chọn những hạt cafe phù hợp và chất lượng nhất. Đây chỉ là một trong hàng ngàn ví dụ để bạn thấy rằng, bạn cần phải chuẩn bị những gì khi quyết định theo đuổi một mô hình kinh doanh nào đó.

cách lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, khởi nghiệp, kinh doanh, cách lập kế hoạch kinh doanh với 9 bước đơn giản

Kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ giúp bạn có một hướng đi chính xác nhất

Thực tế cho thấy, kinh doanh chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản và tất nhiên, chẳng ai khi bắt đầu một ý tưởng kinh doanh mới đã vội vàng “lao” ra thị trường mà không nghiên cứu kỹ càng dù quy mô doanh nghiệp của bạn ở mức độ nào đi nữa. Đó là lý do mà những bản kế hoạch kinh doanh ra đời, không chỉ giúp bạn có thể vạch ra hướng đi rõ ràng mà còn là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như dự trù kinh phí và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Một bản kế hoạch kinh doanh sẽ cho bạn thấy rõ:

⦁    Mục tiêu kinh doanh và những thành quả mà bạn cần đạt được.
⦁    Vạch ra kế hoạch tài chính.
⦁    Phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu
⦁    Kế hoạch Marketing và học bán hàng online để đẩy mạnh doanh thu
⦁    Chiến lược nhân sự và cách thức hoạt động

Đây là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn có thể đưa hoạt động kinh doanh của mình đi đúng hướng đồng thời xác định được các yếu tố quan trọng như mức độ khả thi, giảm thiểu rủi ro, giám sát được các hoạt động kinh doanh cũng như đưa ra được nhiều ý tưởng độc đáo. Chính vì vậy, kế hoạch kinh doanh được xem như một nền móng giúp bạn có thể xây dựng một mô hình kinh doanh vững mạnh và mang lại lợi nhuận cao nhất.

Những điều cần tránh khi lên kế hoạch

–  Việc đưa ra một kế hoạch kinh doanh quá dài khiến bạn không thể bắt kịp với những thay đổi của thực tế, vì vậy, bạn chỉ nên dự đoán tương lai cho một mô hình kinh doanh nhỏ trong khoảng 1 năm để có thể theo dõi sát sao nhất.

– Tránh lạc quan quá mức bởi bạn sẽ không thể biết thị trường sẽ thay đổi như thế nào. Một bản kế hoạch cần thực sự chi tiết về các khoản chi phí, vốn, thời gian và doanh thu thu về dự kiến để có thể thực hiện kế hoạch một cách thuận lợi nhất.

– Không nên phụ thuộc quá nhiều vào sự độc đáo của loại hình kinh doanh mà bạn lựa chọn, điều quan trọng nhất là bạn cần đo lường được những lợi ích kinh tế, rủi ro thay vì đánh giá quá cao phát kiến của mình.

– Bản kế hoạch phải phù hợp với người đọc: một bản kế hoạch được gửi tới nhiều người như sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư…không phải trong số đó họ cũng hiểu hết được thuật ngữ và những từ viết tắc trong đó, vì vậy việc xây dựng một bản kế hoachk bạn cần sử dụng ngôn từ phù hợp, dễ hiểu và đồng thời giản thích rõ ràng những danh từ riêng, từ viết tắt

– Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.

Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ hiệu quả

1. Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo

Bước đầu tiên là bạn cần lập bản kế hoạch kinh doanh riêng cho mình đây cũng chính là nên tảng để bạn thành công và đạt được mục tiêu của mình. Hãy xây dựng cho mình một ý tưởng kinh doanh độc đáo và mang lại hiệu quả cao.

2. Mục tiêu kinh doanh độc đáo

Thực chất, kết quả cuối cùng của việc kinh doanh là tạo ra hiệu quả nhưng đối với bạn hiệu quả đó là gì? Hãy vạch ra mục tiêu thật rõ ràng và những kết quả kinh doanh cần đạt được để trả lời cho câu hỏi: Bạn sẽ đạt được gì về mặt thời gian, kinh nghiệm và tiền bạc? Làm thế nào để bạn có thể đo lường được mức độ thành công ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, nhân công,…và bạn sẽ mất 1 năm, 2 năm hay 5 năm để có thể đo lường được mức độ thành công.

cách lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, khởi nghiệp, kinh doanh, cách lập kế hoạch kinh doanh với 9 bước đơn giản

Mục tiêu và thành quả có thể gói gọn trong 5 tiêu chí S M A R T

3. Phân tích thị trường

Chắc chắn đây là một bước vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để có thể thành công đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc đánh giá các thương hiệu cùng ngành, lĩnh vực là yếu tố cần thiết để bạn có thể đo lường được thị trường tương lai cũng như dự đoán về ý tưởng kinh doanh của mình. Xác định rõ sự thành công của các thương hiệu này, khách hàng mục tiêu là những đối tượng nào và nhu cầu của thị trường đối với lĩnh vực này sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.

4. Xác định điểm mạnh, hạn chế và rủi ro

Đây được xem là một trong những yếu tố hàng đầu mà bạn cần phải nắm vững khi quyết định đưa ý tưởng kinh doanh của mình ra thị trường. Hơn ai hết, bạn sẽ là người hiểu rõ các thế mạnh cũng như hạn chế của mình khi thực hiện quá trình kinh doanh. Đồng thời, xác định được những rủi ro mà bạn có thể gặp phải qua việc phân tích và đánh giá thị trường.

Ví dụ: Bạn rất am hiểu trong lĩnh vực thời trang, bạn có nguồn hàng độc đáo từ nước ngoài và bạn muốn học kinh doanh trong lĩnh vực hàng order nhưng bạn chưa có kinh nghiệm về truyền thông marketing cũng như kinh nghiệm về quản lý, đó có thể là điểm yếu mà bạn cần khắc phục để có thể theo dõi và điều chỉnh kịp thời các chiến lược kinh doanh của mình.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Bạn cần tạo lập một bản kết hoạch kinh doanh trong hệ thống phân chia hợp lý để tránh trường hợp bạn đã lên được ý tưởng và kế hoạch, cần những người có chuyên môn khác nhau nhưng bạn chưa biết phân bổ cũng như sắp xếp công việc như thế nào.

Một mô hình kinh doanh hợp lý có sự phối hợp các bộ phận với nhau tạo nên hiệu quả tốt nhất. Vậy nên bạn hãy lập một bản kế hoạch kinh doanh cho riêng mình.

6. Kế hoạch Marketing

Với thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay, việc bạn tạo ra sự khác biệt và thành công đưa nó đến với khách hàng không phải là điều dễ dàng. Đó là lý do mà một kế hoạch Marketing chất lượng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh và phát triển. Rõ ràng, sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng đi vào dĩ vãng nếu chẳng ai biết đến nó dù đó có là một ý tưởng tuyệt vời đến thế nào đi nữa phải không?

Vậy nên, điều quan trọng nhất bạn cần làm từ những bước đầu tiên đó là trả lời cho câu hỏi làm thế nào để mọi người biết đến bạn, làm thế nào để mọi người ghi nhớ bạn và làm thế nào để khiến họ trở thành khách hàng của mình. Để làm được điều đó bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc cơ bản khi xây dựng một kế hoạch Marketing đó là phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu và xác định vị thế của bạn trong tương lai mà bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại Marketing cho doanh nghiệp nhỏ.

7. Kế hoạch tài chính

Không phải bỗng nhiên mà các chuyên gia cho rằng kế hoạch tài chính sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Rõ ràng việc xác định rõ nguồn tài chính của mình là yếu tố không bao giờ có thể bỏ qua về nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu hay cách mà các nguồn tài chính đó được sử dụng trong quá trình kinh doanh.

cách lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, khởi nghiệp, kinh doanh, cách lập kế hoạch kinh doanh với 9 bước đơn giản

Kế hoạch tài chính rõ ràng là yếu tố mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh

Bạn cần phải dự đoán được dòng tiền sẽ như thế nào trong các năm đầu, khi nào sẽ có thể cân bằng thu chi, khi nào có thể hoàn vốn hay sự luân chuyển của nguồn vốn sẽ như thế nào dựa trên số liệu nghiên cứu từ thị trường. Nói một cách dễ hiểu, bạn cần phải đảm bảo rằng mình có khả năng chi trả cho các khoản chi phí như nhập hàng, mặt bằng, nhà cung cấp khi đang đợi các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Nếu không cân nhắc kỹ yếu tố này nó có thể khiến bạn nhanh chóng “ngã qụy” khi mới bắt đầu vào guồng quay của thị trường. Đó là lý do mà những người có kinh nghiệm đều khuyên bạn nên trang bị cho mình một nền tảng kiến thức về dòng tiền và quản lý tài chính thật vững chắc với Bí quyết huy động vốn thông minh từ con số 0 để có thể dễ dàng kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh của mình.

8. Kế hoạch vận hành và quản lý con người

Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng cần có một kế hoạch vận hành rõ ràng để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Nêu rõ chức năng của các bộ phận và cấp bậc, lên cơ chế kiểm soát cách vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt bạn cần có kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên của mình. Ví dụ như việc bạn điều hành một quán cafe, bạn cần có một hệ thống vận hành rõ ràng gồm quản lý, trưởng ca và nhân viên đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Đồng thời bạn cũng cần phải có một quá trình training trước khi nhân viên của bạn bắt đầu đảm nhận vị trí của mình để họ có thể hiểu về sản phẩm cũng như những công việc mà mình sẽ phải làm ở vị trí này.

9. Kế hoạch thực hiện

Khi bạn đã có cho mình một danh sách dài những công việc phải làm thì đây là bước cuối cùng mà bạn cần phải thực hiện đó là lên một kế hoạch thật chi tiết về các hoạt động mà doanh nghiệp cần làm để đạt được mục đích đã đề ra. Đưa ra những việc cần ưu tiên và hạn định thời gian để bạn thực hiện công việc đó, điều này sẽ giúp bạn có thể đo lường và theo dõi mức độ hoàn thành công việc, đồng thời linh động cho các công việc phát sinh cũng như khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thường xuyên rà soát, bổ sung các kế hoạch cần thiết và đặc biệt là đặt mục tiêu cũng như đánh giá kết quả của các mục tiêu mà bạn đã đề ra đó.

Có một câu nói thế này: “If business fails to plan, it plans to fail” nghĩa là nếu doanh nghiệp đó thất bại trong cách lập kế hoạch thì doanh nghiệp đó đã lên kế hoạch cho sự thất bại đó rồi. Đó là lý do mà lập kế hoạch luôn là khâu quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn sẽ thất bại nặng nề nếu mang trong mình một ý tưởng kinh doanh vĩ đại nhưng lại không có lấy một bản kế hoạch kinh doanh thực sự chất lượng. Bởi đơn giản mà nói kế hoạch kinh doanh chính là nơi giúp bạn có thể biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực và dẫn dắt quy trình kinh doanh một cách suôn sẻ, đột phá và thành công.

Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Hoàng Sơn Vũ Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก