Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc”

Chủ đề chăm sóc thú cưng luôn được nhiều người đặc biệt quan tâm. Trong đó, kỹ thuật chăm sóc thú cưng luôn được mọi người chú trọng hơn. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được các kỹ thuật này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc cho thú cưng ngay tại nhà bằng các kỹ thuật rất cơ bản, nhưng mang lại hiệu quả không kém gì các spa chuyên nghiệp.

Kỹ thuật chăm sóc thú cưng khi chải lông

Việc chải lông không chỉ giúp cho thú cưng của bạn sạch sẽ hơn, mà còn giúp chúng cảm thấy thoải mái như đang được massage. Thao tác này còn mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời như: loại bỏ các sợi lông chết và kích thích sự phát triển của các lông tơ, chống rối lông bết dính lại với nhau thành thảm, kích tiết bã nhờn nhằm giúp giữ ẩm cho da đồng thời giúp phân tán đều bã nhờn trên bề mặt da và lông, giúp phát triển sớm các kỹ sinh trùng trên bề mặt da, cũng như các bệnh ngoài da khác…

kỹ thuật chăm sóc thú cưng, chi phí mở cửa hàng thú cưng, chi phí mở spa thú cưng, khởi nghiệp, kinh doanh, kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc”

Bạn nên chải lông cho thú cưng đều đặn 2 -3 lần/tuần

Vậy, làm sao để thực hiện kỹ thuật chăm sóc thú cưng này có hiệu quả? Việc bạn cần làm đầu tiên là lựa chọn đúng dụng cụ chải phù hợp với đặc điểm bộ lông của thú cưng. Nếu bạn chọn bàn chải quá cứng sẽ làm cho thú cưng của bạn đau, tổn thương da. Nhưng nếu bạn chọn bàn chải quá mềm thì lại không đủ kích thích trên da và không đủ độ cứng để duỗi được bộ lông theo ý muốn.

Khi đã lựa chọn được dụng cụ phù hợp, bạn nên chải lông cho thú cưng đều đặn 2 – 3 lần/tuần. Thời gian đầu, thú cưng của bạn có thể sẽ chưa quen nên không nằm im 1 chỗ, do đó bạn cần kiên nhẫn và tuyệt đối không được ép buộc nếu thú cưng chưa sẵn sàng.

Bây giờ, bạn hãy dùng kéo cắt phần lông dưới bàn chân cho gọn gàng. Sau đó, chải xuôi theo chiều của lông bắt đầu từ phần đầu > cổ > phần thân > bụng dưới > đuôi. Bạn có thể dùng 1 chiếc lược của người chải sơ trước cho lông thẳng ra rồi mới sử dụng dụng cụ chuyên dụng chải nhẹ và loại bỏ bớt lông chết.

Kỹ thuật chăm sóc răng miệng

Một kỹ thuật chăm sóc thú cưng tiếp theo bạn cần lưu ý đó là kỹ thuật chăm sóc răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng cho thú cưng nên bắt đầu từ lúc thú cưng còn nhỏ. Bạn nên duy trì thường xuyên từ 2 – 3 lần/tuần nếu con vật chưa có vấn đề về răng miệng như lợi hoặc men răng đã hỏng. Và nên vệ sinh thường xuyên 1 lần/ngày đối với trường hợp con vật mắc bệnh về răng miệng.

kỹ thuật chăm sóc thú cưng, chi phí mở cửa hàng thú cưng, chi phí mở spa thú cưng, khởi nghiệp, kinh doanh, kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc”

Vệ sinh răng miệng cho thú cưng nên bắt đầu từ lúc thú cưng còn nhỏ

Việc lựa chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp cho thú cưng quyết định khá lớn đến hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng. Bạn nên chọn loại kem chuyên dụng cho thú cưng có bán tại các cửa hàng thú y. Lưu ý, bạn tuyệt đối không được dùng kem đánh răng của người cho con vật, vì bọt sinh ra sẽ làm cho thú cưng khó chịu và chúng sẽ không biết nhổ sạch kem sau khi dùng.

Hiện nay, có 2 dạng bàn chải dành cho thú cưng mà bạn có thể lựa chọn đó là loại có cán và loại bàn chải ngón tay. Với bàn chải ngón tay, sau khi cho kem đánh răng lên, bạn nhẹ nhàng banh 2 môi ra để lộ phần răng của bàn chải, rồi luồn ngón tay vào bắt đầu chải theo vòng tròn, cho đến khi hàm răng của thú cưng được sạch.

Bạn cũng làm tương tự với bàn chải có cán. Tuy nhiên, bạn nên đưa bàn chải chuyển động theo hình tròn để tránh làm phần lợi của thú cưng bị tổn thương gây chảy máu. Ngoài ra, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, nếu thú cưng mắc bệnh răng miệng thì trong lúc chải bạn cần chuẩn vị thêm bông để thấm máu (nếu có). Dù bạn chọn loại bàn chải nào đi chăng nữa thì vẫn phải lưu ý đến độ an toàn cho bản thân.

Kỹ thuật cắt móng

Bạn nên cắt móng thường xuyên cho thú cưng để giúp chúng tránh được những tổn thương không đáng có. Việc cắt móng sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển nhanh hoặc chậm của móng của mỗi thú cưng. Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian cắt móng cho phù hợp.

Để thực hiện kỹ thuật chăm sóc thú cưng này, bạn nên chọn dụng cụ cắt móng chuyên dụng và có chất lượng tốt. Không nên dùng loại cắt móng cho người, vì móng của thú cưng rất cứng và khó cắt hơn.

Khi đã chuẩn bị dụng cụ xong, bạn hãy nâng chân của thú cưng lên và tách nhẹ móng sẽ cắt riêng ra. Bạn chỉ cần cắt bỏ 1 phần nhỏ sao cho vết cắt không chạm đến phần tủy xương và các mạch máu. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo phần móng còn lại không dài quá mu bàn chân. Mặt khác, bạn cũng cần chuẩn bị thêm bông và bột cầm máu phòng trường hợp cắt móng cho thú cưng bị chảy máu.

kỹ thuật chăm sóc thú cưng, chi phí mở cửa hàng thú cưng, chi phí mở spa thú cưng, khởi nghiệp, kinh doanh, kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc”

Bạn nên chọn dụng cụ cắt móng chuyên dụng và có chất lượng tốt

Kỹ thuật vệ sinh tai

Việc vệ sinh tai không cần thiết phải thực hiện thường xuyên, bởi tai thú cưng luôn cần một lượng ráy vừa đủ duy trì tình trạng bình thường của nó. Nhưng bạn cần vệ sinh vành tai khi có sự xuất hiện của bụi bẩn hoặc lớp da chết.

Việc thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhẹ nhàng lau sạch vành tai bằng một mảnh vải sạch đã được thấm 1 chút dầu khoáng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng dung dịch vệ sinh và dụng cụ lau phải mềm và không nên dùng cồn hoặc các chất gây kích ứng khác để lau tai cho thú cưng.

Tiêm đầy đủ các vắc xin cần thiết

Tiêm vacxin cho thú cưng là bước quan trọng đầu tiên trước khi bạn nhận nuôi và chăm sóc chúng. Bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho thú cưng của mình để tăng khả năng miễn dịch cũng như giảm bị lây các bệnh truyền nhiễm. Hãy duy trì tiêm phòng định kỳ để giúp chúng luôn khoẻ mạnh.

Luôn cho thú cưng vận động

Để thú cưng của bạn phát triển cũng như đảm bảo sức khỏe và tâm ký bạn cần cho chúng vận động thường xuyên. Bạn có thể không biết những con thú cưng không được vận động thường bị cac bệnh như gan, béo phì, tiêu hóa không tốt. Tuy nhiên, cũng tùy vào điều kiện thời tiết và môi trường bạn nên cho chúng được ra ngoài tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng khi mặt trời còn dịu, điều này cũng giúp thú cưng của bạn sảng khoái và hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Thực đơn và chế độ ăn hợp lý

kỹ thuật chăm sóc thú cưng, chi phí mở cửa hàng thú cưng, chi phí mở spa thú cưng, khởi nghiệp, kinh doanh, kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc”

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho thú cưng của bạn, cần lưu ý một số điều sau:

– Những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có chế độ ăn cũng như thức ăn khác nhau.

– Tùy vào từng loại thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau cho từng loại vật nuôi.

– Đảm bảo dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Thường xuyên thay đổi loại thức ăn để tránh gây nhàm chán cho vật nuôi.

– Cho thú ăn theo giờ giấc cụ thể. Thông thường sẽ là hai buổi trong ngày: sáng – chiều.

– Cung cấp đầy đủ nước sạch thường xuyên.

– Khi chăm sóc thú cưng nhỏ (sơ sinh), bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y để sử dụng sữa và thức ăn phù hợp.

Chuẩn bị không gian sống phù hợp, lý tưởng

Tất cả những vật nuôi chúng đều ưa thích không gian sống thoáng mát, sạch sẽ và có nhiều khoảng trống cho chúng vận động. Nên bạn cần chuẩn bị một không gian sống thật thoải mái như có cửa sổ thông thoáng, dánh nắng hoặc gió có thể chiếu vào. Với những thú cưng như chó hoặc mèo chúng rất thích phơi nắng vì có thể giúp chúng hạn chế các bênh như nấm, rận…

Trên đây là các kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc” mà UNICA đã chia sẻ. Qua bài viết này, các bạn có thể tự chăm sóc thú cưng mà chẳng cần nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên viên spa!

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Thuận

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก