Kinh Doanh

Những lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn

Chọn địa điểm kinh doanh quán ăn là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Không những thế, yếu tố này còn liên quan đến sự phát triển lâu dài cũng như khả năng mở rộng quy mô cửa hàng. Vậy để lựa chọn được địa điểm kinh doanh quán ăn phát đạt “như diều gặp gió” thì cần lưu ý những gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

Trước khi chọn địa điểm

Một lỗi khá phổ biến của một start up khó có thể sửa chữa về sau đó là chọn sai địa điểm. Vì vậy bạn cần lên một bản kế hoạch cụ thể, tính toán kỹ càng trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm mở quán.

Chọn điểm điểm kinh doanh phù hợp với túi tiền

Địa điểm kinh doanh quán ăn được cho là tốt khi nó phù hợp với số tiền mà bạn chấp nhận chi hàng tháng, cũng như vừa đủ cho số lượng nguyên, vật liệu. Bên cạnh đó, những tháng đầu doanh thu không nhiều và bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra để gánh tiền thuê mặt bằng. Ngoài ra, nếu nguồn nguyên vật liệu đã dự kiến quá ít hoặc quá nhiều so với cửa hàng sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết.

chọn địa điểm kinh doanh quán ăn, cách chọn địa điểm mở cửa hàng, tìm địa điểm bán hàng, khởi nghiệp, kinh doanh, những lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn

Địa điểm kinh doanh quán ăn được cho là tốt khi nó phù hợp với số tiền của bạn

Một địa điểm tốt phải hội tụ được 3 yếu tố ngon – bổ – rẻ. Ngon có nghĩa là địa điểm phải có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ như: điện nước đầy đủ, cơ sở hạ tầng tốt, đầy đủ giấy tờ pháp luật. Nếu những yếu tố trên không đạt tiêu chuẩn cơ bản thì bạn sẽ phải bỏ ra một chi phí lớn để hoàn thiện.

Xác định khách hàng mục tiêu

Khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn bạn cần phải quan tâm đến khách hàng mục tiêu. Bởi khách hàng chính là “xương sống” quyết định đến doanh số hàng tháng. Do đó, trước khi có ý định tìm một vị trí để kinh doanh, bạn cần phải xác định được khách hàng mục tiêu. Bạn hãy trả lời các câu hỏi như: mức chi tiêu của dân cư tại nơi đó như thế nào? Khách hàng tiềm năng liệu có ở trong khu vực này?

Sau đó, bạn hãy nghiên cứu các thông tin cơ bản từ độ tuổi, giới tính cho đến việc họ sống và làm việc, giải trí, những nơi họ thường hay lui tới, sở thích và thói quen của họ. Điều này sẽ mang lại cho bạn thuận lợi khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

Khả năng tiếp cận khách hàng và bãi đậu xe

Bên cạnh việc lựa chọn địa điểm kinh doanh quán ăn, vấn đề bãi đậu xe sẽ khiến bạn đau đầu. Nếu địa điểm kinh doanh mà bạn lựa chọn khá lớn mà chỗ để xe lại quá hẹp thì sẽ làm hạn chế lượng khách đến với nhà hàng, quán ăn. Họ có thể sẵn sàng lựa chọn một quán ăn khác thay vì chọn một nơi không có chỗ để xe.

chọn địa điểm kinh doanh quán ăn, cách chọn địa điểm mở cửa hàng, tìm địa điểm bán hàng, khởi nghiệp, kinh doanh, những lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn

Bạn cần phải lựa chọn, xem xét khả năng chứa xe của quán

Chính vì vậy, bạn cần phải lựa chọn, xem xét khả năng chứa xe hoặc khả năng gửi xe khác xung quanh gần khu vực mà bạn kinh doanh cho khách hàng. Đặc biệt, bạn nên tính trước các trường hợp ngày lễ, khi chạy các chương trình quảng cáo mà lượng khách hàng tăng cao hơn ngày thường.

Kinh nghiệm chọn địa điểm kinh doanh quán ăn

Tìm kiếm thông tin

Qua những bước trên bạn đã có thể thu hẹp được phạm vi tìm kiếm địa điểm đáng kể, việc cần làm giờ là bạn phải tìm được một địa điểm cụ thể. Bằng cách tham khảo những thông tin qua môi giới, báo chí, mạng xã hội…những nơi này sẽ làm cho công tác tìm kiếm địa chỉ của bạn nhanh hơn, rút ngắn thời gian.

Sàng lọc địa điểm kinh doanh

Bạn có thể tìm được rất nhiều địa điểm thỏa mãn tiêu chí đã đề ra, tuy nhiên bạn hãy chọn ra vị trí phù hợp nhất để khởi nghiệp. Từ những yếu tố chọn địa điểm trên, bạn hãy đưa ra những tiêu chí cụ thể để việc sàng lọc được nhanh chóng và dễ dàng hơn. như số nhân khẩu ở vị trí này, độ tuổi trung bình, thu nhập bình quân, mức chi tiêu,…chắt lọc thông tin khác hàng bạn cần nắm rõ thông tin về mức độ thường xuyên ăn hàng, mức chi trả cho mỗi lần đi ăn,… Thậm chí có thể cụ thể hơn như nhà hàng họ thường lui tới có phong cách nào, món ăn họ ưa thích,…

Ngoài ra, bạn cần phải tìm hiểu thông tin về đối thủ bằng cách tìm hiểu xem những đối thủ đang cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quán ăn, phong cách của nhà hàng đó là gì? Họ có phương thức kinh doanh như thế nào?…

Tiếp theo là đánh giá tính phù hợp của từng địa điểm:

– Đối với chủ nhà hàng: Địa điểm đó trước hết cần thuận tiện với cá nhân bạn, phù hợp với số vốn, hợp mệnh và phong thủy của bạn. Ngoài ra, bạn di chuyển từ nhà đến nơi làm việc có dễ dàng không. Nếu xét theo các yếu tố trên mà không gian đó không thuận tiện thì bạn đã chọn sai địa điểm mở nhà hàng rồi.

– Đối với thực khách: Hãy trả lời câu hỏi “Đặt nhà hàng tại vị trí đó có thuận tiện cho khách hàng của bạn không?”. Thuận tiện ở đây có nhiều cách hiểu như giao thông tiện lợi (đường 1 chiều hay 2 chiều), khu vực đó có an ninh an toàn, chỗ để xe có rộng rãi,…

– Đối với nhân viên: Bạn nghĩ vấn đề này không quan trọng, vì thời điểm ban đầu khi bạn tuyển nhân viên, muốn ở lại làm họ sẽ phải chấp nhận những yêu cầu của bạn. Nhưng, nếu địa điểm kinh doanh không thuận lợi (VD: quá xa nhà họ đang ở) thì bạn khó có thể thu hút và giữ chân các nhân viên tốt.

chọn địa điểm kinh doanh quán ăn, cách chọn địa điểm mở cửa hàng, tìm địa điểm bán hàng, khởi nghiệp, kinh doanh, những lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn

Bạn cần chọn chọn ra vị trí phù hợp nhất để việc kinh doanh đạt hiệu quả

Thương lượng giá

Thương lượng giá cho thuê mặt bằng là một cuộc kéo co giữa bạn và người cho thuê. Đừng ngần ngại làm việc này nếu chủ nhà thực sự có nhu cầu cho thuê. Bởi họ sẵn sàng ngồi vào bàn thương lượng, còn bạn sẽ phải đầu tư cho rất nhiều chi phí và nhiều khoản khác nhau nên việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm được một khoản hàng tháng. Đây chính là yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn.

Việc thương lượng sẽ thành công khi cả đôi bên cùng có lợi, bạn sẽ có được điều mình muốn và họ sẽ đạt được thứ họ cần. Nếu kết thúc hợp đồng mà chủ nhà không tiếp tục gia hạn thì sẽ là một sự mất mát lớn, bởi việc kinh doanh đã ổn định, khách đã quen địa điểm và bạn đã có thương hiệu. Chính vì vậy, bạn cần phải thương thượng thật chi tiết về mọi mặt trước khi bắt tay vào ký hợp đồng.

KГЅ hб»Јp Д‘б»“ng thuГЄ nhГ

Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng sau khi bạn đã thương lượng vs chủ nhà. Chi tiết hợp đồng bao gồm những mục sau.

– Giá thuê địa điểm

– Diện tích mặt bằng

– Tiền đặt cọc

– Thời gian thuê địa điểm

– Khoản tăng giá hàng năm

– Ngày bàn giao địa điểm

– Tình trạng địa điểm thuê khi bàn giao

– Thời gian cần báo trước nếu ngừng thuê

– Các thoả thuận đền bù khác nếu có

– Các điều khoản bất khả kháng

Chủ đầu tư cần thảo thuận rõ ràng những chi phí liên quan tới hợp đồng như chi phí công chứng, chi phí sửa chữa…Đây sẽ là căn cứ để giảm giá thuê địa điểm. Ngoài ra nếu người cho thuê địa điêm rkhoong hiểu rõ cơ sở pháp lý cũng như hợp đồng có thể nhờ người có kinh nghiệm biên soạn.

Trên đây là những lưu ý cho bạn khi chọn địa điểm kinh doanh quán ăn. Nếu đã quyết định khởi nghiệp bằng việc kinh doanh quán ăn thì bạn cần nằm lòng những lưu ý này khi chọn địa điểm. Một địa điểm kinh doanh tốt sẽ quyết định đến sự thắng bại trong kinh doanh. Như vậy vẫn chưa đủ, bạn cần trang bị thêm cho mình những kiến thức, chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh thực chiến để mở rộng và phát triển kinh doanh. Tất cả sẽ có trong những khoá học kinh doanh tại Unica. Đăng ký ngay hôm nay thôi nào!

Đăng bởi: Như Trần Phương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก