Phong Thủy

Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

mâm ngũ quả trung thu

Nội dung bài viết

Nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả trung thu

Nguồn gốc mâm ngũ quả trung thu

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Nguồn gốc của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc của mâm ngũ quả này. Thật ra, mâm ngũ quả truyền thống ra đời là dựa vào yếu tố phong thủy xưa. Mọi thứ đều được cấu thành từ năm thành phần Kim, Thủy, Hỏa, Mộc và Thổ. Một mâm khi có đủ năm loại quả là đại diện cho sự yên ấm, đầy đủ.

Bên cạnh đó, từ “Ngũ’ trong ngũ có nghĩa là số 5. Đây là con số tượng trưng cho vũ trụ, cho sự sống. Còn “quả” biểu thị cho sự sung túc, mong muốn phồn thịnh. Thể hiện ý nguyện duy trì nòi giống và sinh sôi nảy nở. Chính vì lẽ đó, mà mâm ngũ quả xuất hiện để thể hiện mong muốn an, đủ và hòa của người Việt.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trung thu

Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu ở miền Nam 

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Ý nghĩa mâm ngũ quả ở miền Nam

Người miền Nam rất chú trọng các phong tục thờ tự. Do đó, mâm ngũ quả cũng phải mang một hàm ý. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường xuất hiện các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Tượng trưng cho mong muốn “cầu vừa đủ xài sung”. Bên cạnh mâm ngũ quả, họ còn đặt thêm 3 trái dứa để thể hiện sự vững chắc và một cặp dưa hấu đỏ, đại diện cho sự may mắn theo cách hiểu của người phương Nam.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu ở miền Trung

Khác với người miền Nam, mâm ngũ quả của người miền Trung không quá cầu kỳ. Miền Trung luôn là mảnh đất cằn cỗi, với thời tiết khắc nghiệt và có khá ít hoa quả. Nơi đây thường chỉ có: chuối, đu đủ, sung, xoài và mãng cầu, … Do đó, họ đa phần sẽ có gì cúng đó. Cách bố trí mâm ngũ quả cũng phụ thuộc theo sở thích và sáng tạo của từng người. Người miền Trung khi dâng lên mâm ngũ quả đẹp để mong cầu may mắn cũng như an bình trong cuộc sống.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu ở miền Bắc

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Ý nghĩa mâm ngũ quả ở miền Bắc

Bưởi, hồng, đào, quýt sẽ thường xuất hiện trên mâm ngũ quả của người xứ Bắc. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối vào vị trí trung tâm để đỡ lấy tất cả các quả khác. Và nải chuối thể hiện cho sự chở che của đất trời với con người. Ngoài ra, trung tâm của nải sẽ đặt quả bưởi và xung quanh là đào, quýt và hồng. Sẽ có vài nơi thay thế bưởi với quả phật thủ. Những chỗ còn trống, sẽ bố trí xen kẽ ớt đỏ, táo xanh hoặc quýt vàng. Hiện nay, thì nhiều người miền Bắc có thể sẽ chọn các loại trái khác để có sự thay đổi về màu sắc. Nhưng nhìn chung thì mâm ngũ quả độc đáo đều cầu mong tiền tài, ấm no và hạnh phúc.

Tùy từng vùng miền sẽ có sự thay đổi về những loại quả hay cách bố trí mâm ngũ quả ngày tết trung thu. Tuy nhiên, mâm ngũ quả hàng trăm năm nay, đã trở thành một nét đặc biệt trong tập quán của người Việt. Mâm ngũ quả là cách để người Việt Nam thể hiện sự kính trọng của bản thân với tổ tiên và nguyện hạnh phúc và sung túc cho dòng họ và gia đình.

Mâm ngũ quả trung thu đầy đủ gồm những món gì?

Từ những ngày xưa, mâm ngũ quả trung thu là phong tục bắt buộc phải có trong ngày tết trung thu. Tuy nhiên, từng khu vực sẽ có cách chọn những loại quả khác nhau.

Mâm ngũ quả Tết trung thu miền Bắc

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Mâm ngũ quả Tết trung thu miền Bắc

Mâm ngũ quả người Bắc sẽ thường bao gồm đào, cam, quýt, lựu, táo, chuối, cam, phật thủ (bưởi), … Trong đó, từng loại quả đều có một ý nghĩa thú vị. Nải chuối hoặc quả phật thủ đại diện cho sự chở che của đất trời rộng lớn. Cam hay bưởi sẽ có ý nghĩa cầu mong phúc lộc, sự trọn vẹn, đủ đầy. Quả quýt và táo biểu tượng cho phú quý, sung túc. Cầu mong sự thành đạt, thăng tiến chính là ý nghĩa của hồng vào đào. Ngoài ra, quả lựu còn thể hiện mong muốn đông đúc, sum vầy gia đình.

Mâm ngũ quả Tết Trung thu miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung thì tương đối giản đơn hơn. Thông thường chỉ có các loại quả như chuối, xoài, mãng cầu, đu đủ, … phụ thuộc vào sở thích của từng người mà chọn lựa. Từ đó, thể hiện thành kính với tổ tiên. Ước nguyện một cuộc sống may mắn, an yên.

Mâm ngũ quả Tết Trung thu miền Nam

Không tương đồng với miền Trung hay miền Bắc, Mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ không có cam, quýt hay chuối. Phong tục miền Nam rất quan tâm đến cách gọi tên. Ví dụ như, người phương Nam nghĩ rằng từ “chuối” có cách phát âm tương tự “chúi”. Việc này liên tưởng đến làm ăn sẽ không được thuận lợi, khó lòng ngẩng đầu lên. Bên cạnh đó là cam và quýt trong câu nói ”quýt làm cam chịu”. Sẽ dẫn đến nhiều ấm ức, bực tức.

Do đó, những loại quả xuất hiện trên mâm ngũ quả thường có tên gọi với điềm lành. Như đu đủ, mãng cầu, sung, xoài. Biểu tượng cho mong muốn về sự đủ đầy, sung túc trong ngày Tết.

Bài trí mâm ngũ quả sao cho đẹp?

Mâm ngũ quả tại miền Bắc

Theo như cha ông ngày xưa, cách bố trí mâm ngũ quả truyền thống miền Bắc thường sẽ sắp xếp nải chuối ở vị trí dưới cùng. Phật thủ hay quả bưởi với màu vàng đặc trưng sẽ được sắp trên, chính giữa nải chuối. Những loại quả có kích thước nhỏ hơn sẽ được bày biện cẩn thận xung quan sau cho đẹp nhất. Cách bố trí sao phải cho thật đẹp mắt, hài hòa phụ thuộc vào quan niệm phong thủy. Vì những yếu tố này có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.

Mâm ngũ quả tại miền Trung

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Mâm ngũ quả tại miền Trung

Mâm ngũ quả đẹp của người miền Trung có cách sắp xếp khá tương đồng với miền Bắc. Những quả to, nặng sẽ được đặt phía dưới, làm bệ đỡ cho những quả có kích thước nhỏ hơn. Kế đến, các quả nhỏ sẽ xếp xung quanh, xen kẽ vào các vị trí trống. Hơn thế nữa, hoa cúc vàng còn được các gia đình miền Trung sử dụng để tăng thêm tính thẩm mỹ cho mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả tại miền Nam

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Mâm ngũ quả độc đáo tại miền Nam

Cách bày biện mâm ngũ quả độc đáo của người miền Nam sẽ đơn giản hơn. Các loại trái cây lớn như đu đủ, mãng cầu, dừa sẽ được bố trí lên trước để làm điểm tựa. Các quả có kích thước nhỏ hơn sẽ được bày trí xung quanh hay bên trên sao cho hợp lý, tạo nên hình tháp. Ngoài ra, người miền Nam còn đặt thêm một cặp dưa đỏ hai bên mâm. Dưa hấu vỏ xanh, lòng đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Một vài gia đình còn trang trí thêm bằng việc dán chữ “Lộc” và “Phúc” lên cặp dưa. Với mong muốn việc này sẽ mang đến thật nhiều phúc và lộc cho gia đình.

Các loại mâm ngũ quả trung thu

Mâm ngũ quả trung thu truyền thống

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Mâm ngũ quả trung thu

Trước đây, các mâm ngũ quả trung thu truyền thống chỉ có một vài loại quả cố định như dưa hấu, táo, đu đủ, hồng đỏ, hồng ngâm và bưởi. Chủ yếu, mọi người sẽ chú trọng đến cách bày trí, sắp xếp của mâm ngũ quả, tạo nên một mâm ngũ quả độc đáo nhất có thể.

Mâm ngũ quả trung thu dành cho trẻ em

cách bày trí mâm ngũ quả trung thu đẹp và độc đáo nhất

Mâm ngũ quả dành cho trẻ em

Đối với mâm ngũ quả dành cho các trẻ nhỏ sẽ có một vài biến tấu. Quả bưởi có thể được cắt gọn thành nhiều hình thù như chú cún con. Bên cạnh đó, nếu có một đôi bàn tay khéo léo sẽ tạo nên hình dáng các con vật thú vị khác như nhím lê, cá thanh long, chú công bằng bí, … Tạo nên một sự sinh động cho các trẻ nhỏ trong ngày lễ trung thu.

Đăng bởi: Nguyệt Nguyễn Thị

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก