Ẩm Thực

Tết Trung thu là gì? Những điều cần biết về Tết Trung thu

    Nguồn gốc của Tết Trung thu

    Trung thu là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tết Trung thu, như tên gọi là giữa mùa thu, tức là vào ngày rằm tháng Tám (15/8 Âm lịch). 

    Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ thời nhà Đường, vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng Tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. 

    Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến Cung trăng và dạo chơi cung Quảng. 

    Trở về trần thế, vua luyến tiếc chốn Cung trăng đầy thơ mộng nên đã đặt ra ngày Tết Trung thu vào rằm tháng Tám (15/8 Âm lịch).

    Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. 

    Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở Kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. 

    Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Không có tài liệu cụ thể về nguồn gốc của Tết Trung thu

    Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

    Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui đoàn tụ và chia tay. Vì thế Trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên.

    Tết Trung thu là Tết của trẻ em. Vào ngày này, cha mẹ bày cỗ cho các con, mua hoặc làm đủ thứ lồng đèn để cho các con rước đèn. Đây là dịp cha mẹ thể hiện tình yêu thương con cái một cách cụ thể, làm khăng khít thêm tình cảm gia đình.

    Ngoài ý nghĩa vui chơi, sum họp cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. 

    Nếu trăng màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng Trung thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị: “Tỏ trăng mười bốn được tằm, tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Tết Trung thu là nét văn hóa truyền thống của dân tộc

    Các tên gọi khác của Tết Trung thu

    Mọi người thường biết đến ngày rằm tháng Tám với cái tên Tết Trung thu nhiều hơn, tuy nhiên Tết Trung thu còn nhiều tên gọi với ý nghĩa đằng sau mà ít người nắm rõ.

    Tết Đoàn viên

    Vào dịp Trung thu, các thành viên trong gia đình sẽ quay về quây quần với gia đình, bên mâm cỗ đầy bánh kẹo, hoa quả và tiếng vui đùa của trẻ con. 

    Đây là giây phút mọi người có thể tâm sự, trò chuyện và tạm quên đi hết những phiền muộn trong cuộc sống. Tên Tết Đoàn viên được hình thành là vì thế.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Tết Trung thu cũng được biết đến là Tết Đoàn viên

    Tết Thiếu nhi

    Tết Trung thu là dịp mà trẻ em có thể vui chơi thỏa thích với nhiều hoạt động ý nghĩa. Vào ngày lễ này, vô số trò chơi, hoạt động giải trí cho trẻ em được tổ chức như: múa lân, múa rồng, các trò chơi dân gian, tham gia các tiết mục văn nghệ hay được trông trăng phá cỗ… 

    Bên cạnh đó cha mẹ sẽ mua hay làm đủ loại đồ chơi cho các con nhân dịp Tết Trung thu, trẻ em sẽ được dẫn đi chơi hay tụ tập với bạn. Chính vì thế Tết Trung thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu nhi.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Thiếu nhi

    Tết trông trăng

    Đây là thời gian trăng tròn và sáng nhất trong năm nên các thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần tâm tình với nhau, vừa trông trăng vừa đợi phá cỗ. Tên gọi này thường được sử dụng nhiều ở các vùng quê hơn thành phố vì có thể thấy trăng rằm rõ hơn. 

    Cũng có thông tin cho rằng cái tên này bắt nguồn từ nguồn gốc của Tết Trung thu: vua Duệ Tôn vì thương nhớ cảnh đẹp nơi Cung trăng mà ngày 15/8 Âm lịch hàng năm nhà vua đều cho người bày tiệc rượu và cùng ngắm trăng với các phi tần để kỷ niệm lần đi du ngoạn Cung trăng của mình, vì thế mà ngày rằm tháng Tám còn được gọi là Tết trông trăng.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Ngày rằm tháng Tám còn được gọi là Tết trông trăng

    Tết Trung thu 2022 vào ngày nào?

    Tết Trung thu hàng năm được tổ chức vào ngày 15/8 (rằm tháng Tám) Âm lịch. Tùy từng địa phương mà có thể tổ chức Trung thu cho trẻ em vào ngày 13 hoặc 14 Âm lịch, tuy nhiên các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên vào đúng ngày rằm tháng Tám. 

    Tết trung thu 2022 sẽ rơi vào thứ 7, ngày 10/9/2022 Dương lịch.

    Các hoạt động truyền thống dịp Tết Trung thu

    Một cái Tết Trung thu trọn vẹn sẽ không thể thiếu được các hoạt động dưới đây.

    Làm đồ chơi Trung thu

    Trung thu là dịp Tết cho thiếu nhi, vì thế không thể thiếu hoạt động làm đồ chơi chuẩn bị cho Tết Trung thu. 

    Ông cha ta quan niệm đồ chơi không chỉ đơn thuần là để để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Vì thế các món đồ chơi truyền thống như tiến sĩ giấy, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, tò he… là lời nhắn nhủ, mong muốn học tốt, ghi nhớ lịch sử của cha ông đối với con trẻ.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Các món đồ chơi Trung thu truyền thống

    Múa lân sư rồng

    Đây là hoạt động được cả trẻ em và người lớn mong chờ mỗi dịp Trung thu về.

    Tông màu trang trí chủ đạo của Lân thường sẽ là màu vàng và đỏ, tượng trưng cho sự an khang, hạnh phúc. Đoàn múa Lân Sư Rồng sẽ di chuyển khắp phố với các điệu múa điêu luyện hòa cùng tiếng trống âm vang thu hút sự chú ý của mọi người, đám đông sẽ đi theo đoàn múa, tạo nên không khí tưng bừng, vui tươi cho ngày Tết Trung thu. 

    Đoàn Lân Sư Rồng không thể thiếu hình ảnh Ông Địa tay cầm quạt phe phẩy, đeo mặt nạn hài hước và chiếc bụng phệ đi theo trêu ghẹo, đùa giỡn với người xem tạo bầu không khí vui vẻ, dí dỏm. 

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Múa lân luôn là hoạt động được mong đợi nhất trong Tết Trung thu

    Rước đèn

    Rước đèn có thể coi là hoạt động thú vị nhất trong đêm trông trăng. Mỗi lần đến Tết Trung thu, các bạn nhỏ có thể cùng người thân tự làm hoặc được bố mẹ đưa đi mua những chiếc đèn lồng đa dạng hình dáng và sắc màu như đèn ông sao, đèn lồng, đèn hình các con thú… 

    Được cùng nhau xếp hàng đi vòng quanh các con phố và hát vang bài ca rước đèn luôn là ký ức khó quên của các bạn nhỏ trong dịp Tết Trung thu.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Chiếc đèn ông sao quen thuộc khi rước đèn

    Bày mâm ngũ quả Tết Trung thu

    Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ Trung thu ngoài bánh kẹo sẽ có thêm 5 loại quả. Bởi người phương Đông tin vào thuyết Ngũ Hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây là cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại, nên 5 loại quả tượng trưng cho sự đầy đủ và mong muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. 

    Tùy vào từng vùng miền mà những loại trái cây sẽ được thay đổi theo mùa vụ và quan niệm riêng sao cho phù hợp. Tất cả sẽ được trang trí đẹp mắt và vun đầy để cầu may mắn cho gia chủ.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Mâm ngũ quả Tết Trung thu

    Phá cỗ Trung thu

    Đây là một phong tục văn hóa dân gian. Mâm ngũ quả đã được bày biện đầy đủ, trăng rằm đã sáng tỏ, đất trời, tổ tiên đã chứng giám lòng thành của con cháu qua các nghi thức cúng lễ. Đây cũng là giây phút mọi người quây quần lại và đồng thanh hô: “Phá cỗ!” và chia nhau bánh kẹo trong mâm ngũ quả.

    Phá cỗ Trung thu là lúc mà mọi người có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị Tết Trung thu nhất.

    tết trung thu là gì? những điều cần biết về tết trung thu

    Phá cỗ Trung thu là lúc mọi người quây quần nói chuyện

    Đăng bởi: Trần Như

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก