Cách bảo quản

Cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả và khoa học nhất

Với những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải biết cách bảo quản sữa mẹ sao cho đúng cách và khoa học nhất để chất lượng sữa được đảm bảo cũng như sức khoẻ của trẻ. Vậy khi bảo quản sữa mẹ, chúng ta bảo quản bằng dụng cụ gì và bảo quản như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Topcachlam để nắm được cách bảo quản sữa mẹ khoa học và hiệu quả nhất nhé.

Dụng cụ bảo quản sữa mẹ

cách trữ đông sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản, bảo quản sữa mẹ khoa học, cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả và khoa học nhất

Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách

Bình trữ sữa chuyên dùng cho sữa mẹ

Bạn có thể sử dụng các loại bình trữ sữa chuyên dụng dành cho sữa mẹ, có thể được làm bằng nhựa hoặc bằng thuỷ tinh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần phải khử trùng bình bằng nước sôi rồi để khô ráo.

Túi trữ sữa

Với các thương hiệu sữa nổi tiếng, nó có bán kèm túi chữ sữa chuyên dụng với những dung tích khác nhau để bảo quản sữa mẹ. Bạn có thể mua những túi này để tiện phục vụ cho quá trình bảo quản sữa. Khi đổ sữa vào túi không nên đổ đầy, nên để lại một không gian để cho sữa giãn nở khi đông lại.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

  • Theo tổ chức y tế thế giới, việc dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, qua một quá trình nghiên cứu họ đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp cho câu hỏi sự mẹ có thời gian bảo quản trong bao lâu:
  • Sữa mẹ sau khi vắt sẽ giữ được từ 6 tiếng đến 8 tiếng với điều kiện ở nhiệt độ phòng khoảng 25°C – 35°C
  • Nếu ở ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 4°C, sữa mẹ sẽ giữ được trong khoảng 3 ngày
  • Nếu để trữ đông ở trên ngăn đá của tủ lạnh, có thể giữ được khoảng 3 tháng
  • Ở tủ cấp đông chuyên dụng, có nhiệt độ thấp hơn -18°C thì có thể bảo quản kéo dài tới 6 tháng

cách trữ đông sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản, bảo quản sữa mẹ khoa học, cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả và khoa học nhất

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Bảo quản sữa mẹ bằng cách trữ đông đúng cách

Khi vắt sữa

Khi vắt sữa, mẹ cần phải thực hiện những lưu ý như:

  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ bình đựng sữa, tay trước khi vắt
  • Nên vắt thành các chai nhỏ hoặc túi nhỏ, đủ cho một bữa uống của trẻ để tránh gây tình trạng lãng phí
  • Sữa đã vắt ra cần phải cho đi làm lạnh ngay, tuyệt đối không trữ đông phần sữa còn lại mà trẻ uống thừa
  • Không hòa chung sữa đã được trữ đông với sữa vừa mới vắt

Cách trữ đông

  • Sau khi vắt xong, bạn phải cho sữa ngay vào túi/ bình trữ sữa rồi ghi ngày, giờ, số ml để đánh dấu ở bên ngoài rồi cho vào tủ lạnh trữ đông
  • Nên chia nhỏ các túi sữa, như vậy vừa rút ngắn thời gian làm lạnh, thời gian rã đông, và cũng không bị lãng phí
  • Nếu vắt xong bạn chưa cấp đông được cho sữa luôn thì để sữa ở nơi có nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C trong tối đa 6 tiếng, tránh để ở nơi có ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào hoặc có khác nguồn nhiệt khác.
  • Nếu vắt sữa mẹ để cho trẻ sử dụng trong vòng vài tiếng thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Bạn nên cho sữa vào các chai sạch đã khử trùng, sữa sẽ tự tách thành các lớp khác nhau, khi dùng, bạn hãy xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp là được. Không lắc mạnh.

cách trữ đông sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản, bảo quản sữa mẹ khoa học, cách bảo quản sữa mẹ hiệu quả và khoa học nhất

Trữ đông sữa mẹ

Cách rã đông

  • Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh, thì bạn chỉ cần để ra ngoài đợi nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.
  • Nếu bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên bạn hãy cho sự xuống ngăn mát của tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nước nóng ở nhiệt độ 40 °C. Bạn nên hâm bằng máy hâm sữa để đảm bảo nhiệt độ.
  • Khi hâm sữa, bạn phải hâm từ từ, bởi vì nếu thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột sẽ làm biến chất các loại dinh dưỡng có trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn hãy cho xả nước ấm làm ấm sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên tới nhiệt độ phù hợp.
  • Bạn tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa mẹ trực tiếp để hâm nóng, bởi như vậy sẽ làm nóng không đều gây phá hủy một số chất khoáng và kháng thể có trong sữa mẹ, sữa mẹ nếu trữ đông quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì có thể sửa đã bị biến đổi một số chất.

Bài viết trên đây, Topcachlam đã chia sẻ cho bạn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách và khoa học nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công trong quá trình bảo quản sữa mẹ.

Topcachlam

Đăng bởi: Thủy Phí

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก